Các bước viết phần đệm cho ca khúc
Để viết phần đệm đơn giản cho ca khúc, cần thực hiện một số bước sau:
- Đặt hợp âm cho các âm của giai điệu (sau khi đã xác định điệu tính).
- Xem xét loại nhịp, tốc độ và tính chất của giai điệu.
- Nếu tốc độ chậm, tính chất trang trọng, nặng nề, với loại nhịp 24 :44 , có thể chọn kiểu a1, a2, a3.
- Tốc độ vừa phải, tính chất dứt khoát, nhịp đi (24 ), nên dùng kiểu a1, a2.
- Tốc độ khoan thai, vừa phải, tính chất trữ tình, hãy chọn các kiểu rải như b3, b5, b6 (cho các loại nhịp 24,34,68).
- Tốc độ linh hoạt (nhanh), tính chất vui nhộn, dí dỏm, hài hước, vũ khúc, có thể dùng âm hình kiểu a7, a8.
- Khi tốc độ khoan thai hoặc hơi nhanh, tính chất nhẹ nhàng, uyển chuyển (loại nhịp 34), nên chọn kiểu a3 hoặc b4. Cũng có thể tự tạo những âm hình mới, nếu thấy thích hợp với giai điệu.
Sau khi đã chọn được âm hình thích hợp với tính chất giai điệu và loại nhịp, hãy phát triển các công năng hòa thanh thành âm hình đệm.
Những lưu ý khi viết phần đệm
Cần chú ý: Mỗi âm hình đệm có thể là nhân tố xuyên suốt cho tuyến giai điệu hoặc ca khúc nhỏ, nhưng cũng có thể chỉ dùng cho những phần, đoạn nhất định trong một tác phẩm lớn hơn. Nếu có sự thay đổi loại nhịp, hay tính chất âm nhạc trong mỗi phần, mỗi đoạn, tất nhiên phải kèm theo sự thay đổi những âm hình thích ứng.
Do khuôn khổ quy định, giáo trình sẽ chỉ hướng dẫn cách viết phần đệm đơn giản cho những giai điệu ca khúc cũng đơn giản, để đáp ứng phần nào nhu cầu thực tế. Còn muốn viết được phần đệm mang tính chuyên nghiệp, có tính nghệ thuật cao, cho những ca khúc phức tạp hoặc có dung lượng lớn, thì phải tìm hiểu và học ở những cấp bậc cao hơn, mới có thể giải quyết thấu đáo được mọi vấn đề về phần đệm.
Để có sự phong phú với một vài lối đệm khác nhau, mỗi ca khúc của bài giảng sẽ chỉ thực hiện qua một trích đoạn. Và đây là cách viết phần đệm cho ca khúc “Chú voi con ở bản Đôn” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
Quan sát giai điệu, rồi thực hiện tuần tự các bước đã chỉ dẫn, có thể thấy âm hình a1 và a7 đều dùng được. Kiểu a1 có vẻ phù hợp với thân hình đồ sộ của con voi, nhưng e nặng nề và hơi đơn điệu, do tiết tấu quá đều đặn. Dùng kiểu a7 sẽ hợp lý hơn, vì tính chất tươi vui, nhí nhảnh của giai điệu và âm hình đệm sẽ gợi lên hình ảnh chú voi có dáng đi hơi lắc lư. Nên viết thêm dấu nhấn (>) ở đầu mỗi phách đệm để phần nào thể hiện bước chân voi.
Phần đệm cho trích đoạn ca khúc “Quê em bừng sáng” của tác giả Mộng Lân.
Bài có nhịp 34 Tính chất âm nhạc nhẹ nhàng, trong sáng. Có thể dùng âm hình đệm kiểu a3 (nhịp điệu Valse) hoặc b4. Nhưng dùng kiểu a3 sẽ hiệu quả hơn, bởi sự dày dặn của hợp âm. Nhưng trước khi triển khai âm hình đệm, hãy thực hiện các bước cần thiết đã hướng dẫn. Đặc biệt là việc lựa chọn các công năng hoà âm.
Với ca khúc “Em mơ gặp Bác Hồ” của tác giả Xuân Giao, có thể dùng kết hợp 2 âm hình đệm kiểu b31 và b3,. Hợp âm nên dàn trải theo tiết tấu móc kép để tạo sự chuyển động liên tục không ngừng nghỉ, mà vẫn rất mềm mại, nhẹ nhàng, như chắp cánh cho giấc mơ.
Em mơ gặp Bác Hồ, được thấy chòm râu dài, thấy tóc bạc phơ. Lại được âu yếm hôn lên má Bác và Bác mỉm cười, Bác khen em ngoan… Giấc mơ thật trìu mến, tình cảm, bởi vậy, phần đệm nên chọn ẩm hình uyển chuyển, đều đặn, mới phù hợp và chuyển tải trọn vẹn nội dung bài hát.
Phần hoà âm (trước khi phát triển thành âm hình đệm) chỉ đơn giản là sử dụng các hợp âm 3 chính (T – S – D) cũng vẫn hợp lý. Hãy tham khảo cách đặt hợp âm dưới đây:
- Nội dung liên quan: Sự thay đổi vị trí âm và bước nhảy của âm ba
- Xem thêm: Những dạng hòa âm kết phổ biến
Nhưng, cũng có thể đưa các hợp âm bậc phụ như SII, DTIII, TSVI cho màu sắc hòa âm thêm phong phú và tạo sự mềm mại, dịu dàng, bởi đặc tính của chúng vốn là những hợp âm 3 thứ trong điệu thức trưởng. Phần đệm có thể triển khai với sự kết hợp 2 âm hình đệm theo kiểu b1 và b3:
Kết luận
Các thí dụ trên là dẫn chứng cụ thể về cách viết phần đệm đơn giản cho ca khúc. Nhìn chung, để có phần đệm phù hợp, hiệu quả, hỗ trợ cho giai điệu, cần thực hiện tốt 2 bước cơ bản nhất, đó là:
- Lựa chọn công năng.
- Tìm ra âm hình thích hợp rồi từ đó triển khai thành phần đệm.
Với giai điệu đơn giản, không nhất thiết phải dùng âm hình phức tạp và cũng nên dùng dạng âm hình xuyên suốt, để quán xuyến toàn bộ tác phẩm.
Hợp âm và cách xây dựng hợp âm trên thang 5 âm
Khái niệm chung
Kế thừa các thành tựu về hoà âm mà nền âm nhạc châu Âu đã đạt được trong các thế kỉ qua, nhiều nền âm nhạc trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý này, để hình thành nên ngôn ngữ hoà âm phù hợp với cấu trúc điệu thức, giai điệu mang âm hưởng dân tộc.
Âm nhạc truyền thống Việt Nam về cơ bản là nhạc đơn âm, có hệ thống ngôn ngữ âm nhạc dựa trên thang 5 âm, như một số nước thuộc khu vực châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều Tiên… Trong nhiều sáng tác cho khí nhạc, hay phần đệm cho nhiều ca khúc đương đại của các nhạc sĩ Việt Nam, đã thấy áp dụng các dạng hợp âm ba của hệ thống hòa âm cổ điển châu Âu trong tác phẩm. Song song với dạng hợp âm đó, còn thấy những hợp âm không theo cấu trúc quãng 3, được hình thành dựa vào thang âm điệu thức cổ truyền, phù hợp với đường nét của giai điệu, đem đến cảm giác gần gũi với âm điệu dân tộc, có phong vị rất Việt Nam. Qua khảo nghiệm tác phẩm thực tế, có thể thấy những hợp âm này được phân thành 2 dạng, với phương thức cấu tạo chính, đó là:
- Hợp âm có cấu trúc chồng quãng 4
- Hợp âm có cấu trúc do chiều ngang của điệu thức 5 âm chuyển thành chiều dọc (với các bậc liền nhau xếp chồng lên).
Hợp âm có cấu trúc chồng quãng 4
Chẳng hạn, trong điệu thức 5 âm C D F G A, có thể chồng một số hợp âm theo cấu trúc quãng 4 như sau:
Quan sát cách chồng hợp âm theo quãng 4 qua một số tác phẩm viết cho đàn piano của nhạc sĩ Việt Nam:
Trích đoạn trên điệu thức 5 âm C D F G A với các hợp âm được sử dụng có cấu trúc như sau:
Ngoài các hợp âm chồng 2 quãng 4, còn có các hợp âm được chồng với 3 quãng 4 liên tục. Những hợp âm này ở dạng nguyên vị, thường cho cảm giác rỗng và khó diễn tấu, nên có thể đảo vị trí âm, để việc biểu hiện hoà âm cũng như thể hiện được dễ dàng. Và đây là cách thường dùng nhất.
Cùng xem xét cách sử dụng hợp âm có cấu trúc chồng 3 quãng 4 liên tục trong tác phẩm sau:
Hợp âm có cấu trúc do chiều ngang của điệu thức 5 âm (với các bậc liền nhau) xếp chồng thành chiều dọc
Hệ thống 5 âm có những cơ sở để xây dựng chồng âm, bởi sự hài hoà tự nhiên của các âm trong điệu thức. Có thể lấy các bậc liền nhau trong điệu thức xếp lên, cứ 3 hay 4 âm làm một hợp âm. Như vậy, chồng âm tạo thành hợp âm không nhất thiết phải theo trật tự của một loại quãng nào. Với cách thức vừa nêu, có thể có những hợp âm sau trong điệu thức 5 âm CDFGA:
Và điều vừa trình bày đều có thể áp dụng với các điệu thức 5 âm khác. Chẳng hạn, với điệu thức C D E G A, hợp âm có thể được sắp xếp như sau:
Cách làm này có thể thấy trong nhiều sáng tác của các nhạc sĩ Việt Nam. Hãy xem xét những thí dụ sau chẳng hạn:
Hoà âm trong tác phẩm được biểu hiện bằng chồng âm là các bậc đứng liền nhau trong điệu thức:
Hợp âm trong câu nhạc được hình thành bằng cách xếp các bậc liền kề trong điệu thức FbAs bB C bEs:
Đặc biệt, với những hợp âm có cấu trúc chồng tới 3 quãng 4, cũng có thể xem như dạng hợp âm có phương thức cấu tạo chiều ngang của điệu thức 5 âm, chuyển thành chiều dọc với các bậc liền nhau xếp chồng lên.
Như hợp âm trong tác phẩm “Phi ngựa bắn cung” của tác giả Nguyễn Văn Thương có thể lí giải bằng cả 2 phương thức chồng hợp âm như sau:
- Với cấu trúc chồng quãng 4, sẽ là:
- Với các bậc liền nhau của điệu thức, xếp chồng theo chiều dọc sẽ là:
Với 2 phương thức chồng hợp âm như đã trình bày, có thể áp dụng cho nhiều giai điệu ca khúc trên thang 5 âm, đặc biệt là những bài dân ca, để tránh sự quá lệ thuộc vào hoà âm cổ điển Châu Âu, phù hợp với thang âm, điệu thức cổ truyền.
Áp dụng đặt hợp âm cho giai điệu trên thang 5 âm
Bài có giai điệu trên thang 5 âm F – G – A-C-D, đồng thời hóa biểu chỉ giọng F.dur. Vậy có thể thêm âm si giáng thành thang 5 âm F – G – B – C – D rồi hãy chồng hợp âm. Việc kết hợp 2 thang âm này sẽ tránh bớt sự gò bó trong khi phối. Xem cách sắp xếp hợp âm:
(Giai điệu có thể đưa lên quãng 8 trên cho tiện diễn tấu).
Thực tế, nhiều giai điệu trên thang 5 âm được phối bằng những hợp âm ba theo lối hòa âm cổ điển, thấy vẫn rất phù hợp. Vậy cùng với những chồng âm theo thang 5 âm, nên điểm thêm một vài hợp âm ba cho hòa âm bớt phần đơn điệu, màu sắc thêm phong phú.
Như vậy, việc phối hoà âm cho những giai điệu trên thang 5 âm nên có sự vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và uyển chuyển các nguyên lí hoà âm, không nên quá gò bó, cứng nhắc theo bất kì khuôn mẫu nào. Cách vận dụng miễn sao hợp lý, tạo cho ngôn ngữ hoà âm mang đậm phong vị dân tộc, phù hợp với thẩm mỹ âm nhạc truyền thống, mà vẫn có được sự kế thừa những tinh hoa âm nhạc trên thế giới.
Viết phần đệm cho giai điệu trên thang 5 âm
Với những giai điệu được viết trên các thang 5 âm phổ biến trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, hay một số bài dân ca, lâu nay khi phối âm, phối khí theo lối mới (là cách viết cho các ban nhạc không sử dụng nhạc cụ truyền thống) vẫn áp dụng các dạng hợp âm 3 của hoà âm cổ điển châu Âu và vẫn đạt được những hiệu quả nhất định. Đó là một thực tế.
Nhưng để tăng thêm màu sắc, âm hưởng dân tộc cho những giai điệu loại này, có thể sử dụng các phương thức chồng hợp âm trên thang 5 âm như đã trình bày trong bài học trước.
Tuy nhiên, khi viết phần đệm (hay hòa âm) cho các giai điệu trên thang 5 âm hoặc các bài dân ca, nên có sự kết hợp một cách hài hoà giữa 2 dạng hợp âm cổ điển châu Âu và chồng âm mang âm hưởng dân tộc, để chúng bổ sung lẫn nhau làm cho ngôn ngữ hoà âm thêm phong phú, đó là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Nên vận dụng một cách linh hoạt, uyển chuyển các dạng hợp âm này, không nên chỉ thiên về một dạng nào. Giả sử, phần đệm cho một bài dân ca, nếu chỉ dùng hoàn toàn các chồng âm trên thang 5 âm, e sẽ nghèo nàn, hạn chế. Và nếu chỉ dùng thuần một loại hợp âm cổ điển châu Âu, chắc chắn sẽ mất đi phần nào phong vị dân tộc.
Đặc biệt, trong nhiều bản dân ca, có hiện tượng chuyển hệ từ tháng 5 âm này qua thang 5 âm khác, vậy có thể xem đây như một sự làm phong phú cho điệu thức của ông cha ta? (Chuyển hệ là một thuật ngữ chỉ sự chuyển từ điệu thức này sang điệu thức khác trong âm nhạc truyền thống Việt Nam). Từ lý do đó, có thể coi việc điểm xuyết các hợp âm theo lối hoà âm cổ điển châu Âu bên cạnh các chồng âm của thang 5 âm trong sử dụng, cũng là một hình thức để cho điệu thức 5 âm thêm giàu màu sắc. Về tên gọi và cách cấu tạo các điệu thức 5 âm phổ biến trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, giáo trình sẽ không đi sâu. Vấn đề này nên tham khảo mục 4.4, chương 4: Điệu thức – giọng, sách Lý thuyết âm nhạc cơ bản. Để viết phần đệm (hoặc phối hoà âm) cho giai điệu trên thang 5 âm, cần làm tuần tự một số bước sau:
- Xác định điệu thức 5 âm (gồm những âm nào)
- Chọn phương thức chồng hợp âm
- Đặt những chồng hợp âm phù hợp với các âm trong giai điệu
- Lựa chọn một số hợp âm theo lối hoà âm cổ điển, thích hợp với thang 5 âm, để kết hợp. Nên tránh các hợp âm 7 mang tính khẳng định điệu thức (một đặc trưng của hoà âm cổ điển châu Âu) như D7 đủ âm và DVII7. Có thể dùng D7 nhưng thiếu âm 3 (âm hưởng rỗng hơn).
- Phát triển các chồng âm, hợp âm thành âm hình đệm.
Sau đây là cách viết phần đệm (đơn giản) cho 2 bài hát; “Miền Nam của em” – tác giả: Hoàng Nguyễn và “Bài ca đi học” – tác giả: Phan Trần Bảng.
Bài “Miền Nam của em” được viết trên giọng F-dur (do dấu hóa biểu Si
giáng). Nhưng giai điệu lại hoàn toàn trên thang 5 âm F G A C D. Như vậy, có thể kết hợp các chồng âm của thang 5 âm này với hợp âm của điệu F-dur, để chúng bổ sung lẫn nhau cho âm điệu thêm phong phú
- Có thể dùng cả 2 phương thức chồng hợp âm cho thang âm FGACD
- Nên sử dụng một số hợp âm của điệu F-dur (tránh hợp âm D, và DVI,)
- Có thể dùng chồng âm của thang 5 âm F G B C D, cho dù giai điệu không có sự chuyển hệ, nhưng âm Si giáng vốn là âm thuộc điệu tính F-dur, sẽ tránh được sự gò bó, đơn điệu.
- Triển khai các chồng âm và hợp âm thành những âm hình đệm, phù hợp với tính chất nhẹ nhàng, duyên dáng pha chút hóm hỉnh của giai điệu bài hát. Có thể dùng các âm hình sau:
Phần đệm cho “Bài ca đi học” sẽ được triển khai với tuần tự các bước như bài trên và quan trọng nhất vẫn là:
- Lựa chọn những chồng âm thật phù hợp với giai điệu.
- Phát triển các chồng âm thành âm hình đệm hợp lý.
Giai điệu của bài hát rất trong sáng và giản dị, nên âm hình đệm với tiết tấu móc đơn dàn trải, nhẹ nhàng, làm bài ca thêm sinh động, tươi vui.
Hãy tham khảo thêm cách viết phần đệm cho bài “Lí cây bông” – dân ca Nam Bộ.
Giai điệu toàn bài được thể hiện trên thang 5 âm D F G A C, đồng thời cũng là âm hưởng của điệu d.moll tự nhiên. Như vậy, phần hoà âm có thể xác định bằng các chồng âm của thang 5 âm trên, và một số hợp âm của điệu tính d.moll tự nhiên. Hoặc cũng có thể dùng lối chuyển hệ tới những điệu thức 5 âm khác được xây dựng trên cùng âm chủ Rê, với các âm vốn có trong giọng d.moll, chẳng hạn: D|E| GAC-D F G|B|C. Điều này cũng dễ lí giải, bởi chồng âm trên các thang 5 âm có cách cấu trúc hợp âm không theo truyền thống cổ điển châu Âu, nên sự chuyển hệ là cách hoán vị âm của thang 5 âm này với âm của thang 5 âm khác, tạo sự giao lưu, để âm điệu được thay đổi (như 2 điệu thức vừa nêu). Chồng âm mới sẽ có những âm không cùng điệu thức với giai điệu, nhưng âm hưởng vẫn hài hoà, phù hợp. Đây cũng là một đặc điểm của âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Cách làm này khiến cho màu sắc hoà âm thêm mới mẻ, mà âm hưởng dân tộc vẫn đậm nét.
Nhìn chung, giai điệu bài dân ca có sự chuyển động bình ổn và mềm mại, lựa chọn âm hình đệm rải cho bài hát thêm duyên dáng, nhẹ nhàng. Nên dùng các âm hình đệm sau:
Chú ý: Khi viết phần đệm (đơn giản) cho các bài dân ca, cũng làm tuần tự các bước như đối với các ca khúc sáng tác khác.
Qua cách viết phần đệm cho ca khúc “Miền nam của em”, “Bài ca đi học” và bài dân ca “Lý cây bông” cho thấy: việc sử dụng các phương thức chồng hợp âm theo các thang 5 âm, để bổ sung thêm cho âm hưởng dân tộc vốn ẩn trong giai điệu là điều cần thiết. Sự góp mặt của các hợp âm theo lối hoà âm cổ điển châu Âu, bên cạnh việc khai thác lối chuyển hệ trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam, tất cả được kết hợp một cách khéo léo, hài hoà, sẽ tạo nên một ngôn ngữ hoà âm phong phú, đa dạng về màu sắc mà vẫn đượm phong vị dân tộc.
Cùng với phần hoà âm, âm hình đệm cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng để phát triển thành một phần đệm hoàn chỉnh. Ở những ca khúc nghệ thuật của các nhạc sĩ nổi tiếng như Schubert, Grieg, Glinka, Rackhmanninốp… phần đệm không chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ, nâng đỡ giai điệu một cách đơn thuần, mà còn có ý nghĩa diễn cảm rất phong phú. Nó chính là phần nền của cảm xúc, thể hiện những yếu tố cơ bản của nội dung bài hát.
Một phần đệm lôgic sẽ góp phần tôn tạo, chắp cánh cho giai điệu, đem đến sự truyền cảm sâu sắc, ấn tượng khó phai cho tác phẩm, sẽ là điều tất nhiên.
Tải tài liệu tự học: Tài liệu, sách hướng dẫn hòa âm nhạc Jazz trên đàn Piano
Tải tài liệu hướng dẫn hòa âm cho đàn Piano phong cách nhạc Jazz