Các hợp âm bảy chính trong điệu thức trưởng và thứ

Hợp âm bảy chính trong điệu thức

Các hợp âm bảy chính D7-SII7 -DVII7, là những hợp âm nghịch, tính chất căng thẳng, bất ổn, tạo sức hút dẫn mạnh mẽ trong điệu thức bởi sự giải quyết thuận – nghịch. Nhờ những hợp âm này, điệu tính được củng cố và khẳng định, nên việc phối hoà âm không thể vắng mặt các hợp âm bảy chính.

D7 là hợp âm nghịch, đại diện cho nhóm át.

SII7 là hợp âm nghịch, đại diện cho nhóm hạ át.

DVII7 là hợp âm nghịch thuộc nhóm át, cũng là một trong những hợp âm bảy được sử dụng nhiều trong tác phẩm âm nhạc.

Bên cạnh các hợp âm bảy chính là những hợp âm bảy phụ. Tuy không được dùng nhiều, nhưng chúng cũng đem lại một sức biểu hiện mới cho hoà âm và sự phong phú cho điệu thức.

So với các hợp âm ba và hợp âm bảy, hợp âm chín rất ít dùng. Đại diện cho chúng là hợp âm D9

Điệu thứ tự nhiên, tuy ít dùng trong âm nhạc cổ điển và thường dùng ở những phần ngắn hoặc rất ngắn trong tác phẩm, nhưng việc sử dụng điệu | thức này cũng đem lại màu sắc mới mẻ và độc đáo cho sáng tác của nhiều nhạc sĩ… .

Mục tiêu

Phần trước chúng ta đã tìm hiểu về cấu trúc và cách sử dụng các hợp âm bảy chính, hợp âm bảy phụ và hợp âm chín trong phối hoà âm, cũng như cách phối cho giai điệu của điệu thứ tự nhiên. Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về những nội dung sau:

– Hợp âm bảy át gốc – D7.

– Các thể đảo của D7.

– Hợp âm SII7.

– Hợp âm DVII7.

– Hợp âm bảy phụ và D9.

– Điệu thứ tự nhiên và vòng hoà âm Phrigien

Hợp âm bảy át gốc – D7

Đặc điểm cấu trúc

Là hợp âm 7 được xây dựng trên bậc V của điệu thức trưởng hoặc thứ hoà âm. Kí hiệu D7. Cấu trúc: gồm hợp âm ba trưởng và quãng 7 thứ.

Hợp âm bảy át gốc - D7

D7 là hợp âm nghịch hay dùng nhất. Có thể dùng đủ âm hoặc thiếu âm 5 thay bằng âm 1 (Xem TD (*) 126). D7 có 3 thể đảo là D65, T43, D2, (xem thêm chương hợp âm sách Lý thuyết âm nhạc cơ bản)

Cách dùng hợp âm D7

Chuẩn bị

– D7 thường được chuẩn bị bằng các hợp âm nhóm chủ, nhóm hạ át K64 hay D2D6

– Riêng T, T6, K64, đứng trước D7, được phép 5 đúng // 5 giảm.

– Nguyên tắc tiến hành bè: 

+ Luôn bình ổn trong nối tiếp. 

+ Giữ âm chung (nếu có). 

+ Cũng cho phép bước nhảy vào âm 7 của D7 ở một số bè.

Hợp âm D7

Giải quyết cho D7 

D7 thường giải quyết về chủ

D7 thường giải quyết về chủ – T – là sự chuyển tiếp của chồng âm nghịch nhất sang chồng âm thuận, ổn định nhất trong điệu tính. 

-D7 đủ về T tiến hành bè như sau:

+ Âm 7 đi xuống liền bậc.

+ Âm 5 đi xuống liền bậc

+ Âm 3 ở giai điệu hút về âm chủ (T thiếu). Nếu ở bè giữa có thể đi xuống quãng 3 ( T đủ).

+ Âm 1 vào âm 1 ở bè trầm. 

Trường hợp âm 3 dẫn về âm chủ, T thiếu âm 5 sẽ tăng 3 âm 1, nên dùng trong kết về chủ được củng cố.

Giải quyết cho D7 

– D7 thiếu về T, tiến hành bè như sau:

+ Âm 7 đi xuống liền bậc

+ Âm 3 đi lên liền bậc 

+ Âm 1 (tăng đôi) ở bè trên đứng yên

+ Âm 1 vào âm 1 ở bè trầm

Do cách tiến hành bè, nên D7 thiếu thường về T đủ, dùng trong cơ cấu nối tiếp sẽ thuận lợi.

D7 thiếu về T, tiến hành bè như sau
D7 về TSVI trong kết ngắt: 

Đây là hình thức thay thế T, làm trì hoãn kết trước khi vào kết hẳn đầy đủ ở cuối đoạn (xem thêm bài TSVI – kết ngắt).

– D7 về TSVI, tiến hành bè như sau:

+ Âm 7 đi xuống liên bậc 

+ Âm 5 đi xuống liền bậc 

+ Âm 3 đi lên liền bậc

+ Âm 1 vào âm 1 ở bè trầm.

Do vậy, TSVI luôn tăng âm 3 trong nối tiếp. 

D7 về T:

Hợp âm này có âm 5 được thay bằng âm 6 trong cấu trúc. Chỉ dùng ở kết và âm 6 phải ở bè giai điệu. Chuẩn bị và giải quyết như đối với D7 (xem thêm bài “Những hợp âm ít dùng thuộc nhóm át”).

D7 về T
Áp dụng D7

– Đây là hợp âm dùng để kết quan trọng nhất 

+ Kết hẳn: D-T 

+ Kết nửa: S(6) -D7; T(6) – D7, (không có K64)

 + Kết ngắt: D7 – TSVI hoặc có thể K64 – D6 – TSVI.

– D7 cũng dùng trong cơ cấu khi về T đủ. Nếu về T thiếu, nên dùng trong kết hẳn để củng cố âm chủ, báo hiệu sự kết thúc trọn vẹn. 

Phối thực hành giai điệu sau

hối thực hành giai điệu sau

D7 có thể dùng rộng rãi như D, D6 . Dấu hiệu: như khi dùng D và thêm âm bậc IV của điệu thức:

Kết quả phối thực hành cho giai điệu trên

Phân tích hoà âm

Phân tích hòa âm "Bản Rondo cho bé"
Phân tích hòa âm

Sau khi phân tích, ta thấy: hợp âm D7 được dùng trong cả cơ cấu lẫn trong kết.

Các thể đảo của D7 và bước nhảy khi giải quyết D7 về T

Tên gọi và kí hiệu

Hợp âm D7 có 3 thể đảo, đó là: D65,  D43, và D2

Các thể đảo của D7

Cách dùng hợp âm D7  đảo

Trong diễn tấu nhạc cụ hay vận dụng trong việc học đàn piano thì khi áp dụng D7 đảo phải dùng đủ âm. Điều kiện sử dụng: như đối với D7 trong tương quan chức năng cũng như trong nối tiếp. Các thể đảo thường dùng trong cơ cấu, không dùng để kết với bất cứ loại kết nào.

Chuẩn bị 

Các thể đảo của  D7 cũng được chuẩn bị bằng các hợp âm như đối với  D7 gốc. Trong nối tiếp, luôn đảm bảo: các bè bình ổn.

Riêng khi nối tiếp D –  D2;  D6 – D65, cho phép bước nhảy vào âm 7 ở giai điệu hoặc bè trầm, sau đó là bước phản hồi.

Các thể đảo của D7

Giải quyết cho các hợp âm D7 đảo 

Thường về T theo sức hút giữa các bậc trong điệu thức.

Nguyên tắc tiến hành bè:

+ Âm 5, âm 7 đi xuống liền bậc

+ Âm 3 đi lên liền bậc

+ Âm 1 ở bè trên luôn đứng yên.

Do cách tiến hành bè, nên các hợp âm D7 đảo thường về T đủ. Trên cơ

sở sức hút của âm không ổn định về ổn định, nên D65; D43, về T (h → c; d → c) D2 về T6 (f→e)

Giải quyết cho các hợp âm D7 đảo 

Thay đổi vị trí âm

Giống như các hợp âm 3 khác, D7 và các thể đảo cũng dùng nhắc lại và thay đổi vị trí âm với điều kiện: âm 7 phải để cùng bè (sau đó giải quyết đi xuống liền bậc), hoặc âm 5, âm 7 đổi chỗ cho nhau.

Thay đổi vị trí âm

Hợp âm D43 lướt

D43 dùng để lướt giữa T và T6 với vòng lướt: T – D43 – T6 (hoặc ngược lại). Trong nối tiếp, các bè luôn bình ổn. Cho phép âm 7 đi lên và 5 giảm // 5 đúng khi dùng T – D43 – T6:

Hợp âm D43 lướt

Bước nhảy khi giải quyết D7 về T

Gặp bước nhảy âm

Gặp bước nhảy âm 5-5 và âm 1-1 giữa 2 chức năng át – chủ, có thể phối bằng D2 – T6 . Trong tiến hành bè: trừ bè có bước nhảy, các bè còn lại luôn bình ổn. Cho phép bước nhảy kép âm 5-5; âm 1-1 cùng lúc với 2 quãng 4 // và âm 5 luôn phải dưới âm 1:

Bước nhảy khi giải quyết D7 về T
Quãng 8 // và ngược hướng được phép:

Gặp bước nhảy âm 1-1 ở chỗ kết, phải phối D7 gốc về T gốc để đảm bảo kết hoàn toàn, nên cho phép có quãng 8 // hay ngược hướng, nhưng phải dùng D7 thiếu.

Quãng 8 // và ngược hướng được phép

Phối thực hành giai điệu sau

Phối thực hành giai điệu sau

Khi phối bè chú ý: hợp âm D7 đảo dùng trong cơ cấu còn D7 gốc ưu tiên cho kết hẳn.

Kết quả của phối thực hành giai điệu sau

Phân tích hoà âm

Phân tích hoà âm của bài hát "Santa Lucia"

Qua phân tích cho thấy: trong cơ cấu, chủ yếu sử dụng các thể đảo của D7

Hợp âm bảy hạ át – SII7

Đặc điểm cấu trúc

Là hợp âm bảy, xây dựng trên bậc II của điệu thức. Kí hiệu SII7

  • Trong điệu trưởng tự nhiên, gồm hợp âm ba thứ + quãng 7 thứ. 
Hợp âm bảy hạ át - SII7
  • Trong điều thú và trưởng hoà âm, gồm hợp âm ba giảm + quãng 7 thứ

 SII7 có 3 thể đảo là: SII65, , SII43, và SII2

 SII7 có 3 thể đảo là: SII65, , SII43, và SII2

Cách dùng hợp âm SII7

Là hợp âm nghịch, đại diện cho nhóm hạ át. Luôn dùng đủ âm cả gốc lẫn đảo. SII65 được dùng nhiều, do âm trầm là âm một của S.

Chuẩn bị

Trừ các hợp âm thuộc nhóm át, còn lại đều có thể đứng trước SII7 và thể đảo như T, T6, S, S6, TSVI, SII, SII6 Trong nối tiếp, thường theo lối hòa âm có âm 7 đứng yên, riêng SII và SII6 có âm 7 lướt:

Cách dùng hợp âm SII7

Giải quyết

− SII7 về D và D7

+  SII7 – D: giống như D7 về T nên  SII6 – D6

+ SII7 – D7 thường theo công thức sau:

Công thức của SII7 - D7

Do cách tiến hành bè.

Vậy nên  SII7 – D43, SII43 –  D7

              SII65 – D2 , SII2 -D65

SII7 chỉ về thẳng  D7  khi dùng  D7 thiếu âm (5).

Nhìn chung, khi giải quyết cho  SII7 phải bảo đảm:

+ Các bé luôn bình ổn 

+ Âm 5, âm 7 phải đi xuống liền bậc.

Giải quyết cho  SII7

–  SII7 sang K64 và T, trong nối tiếp luôn đảm bảo: 

+ Các bè bình ổn.

+ Âm 7 đứng yên. 

Chú ý: SII2  không vào K64 (do âm 7 ở bè trầm không được giải quyết). SII7 về chủ không nên dùng 2 hợp âm ở thể gốc (tránh lỗi 5 //). Thường:

+ SII7 về T6 

+SII65 về T6  (trong cơ cấu); về T (trong kết biến cách bổ sung ở cuối bài).

+  SII65 và SII43, có thể dùng trong một số vòng lướt (sẽ nói sau)

– Cho phép một số bước nhảy, trong khi giải quyết cho SII7, nhưng chủ yếu ở bè giai điệu: 

Một số bước nhảy, trong khi giải quyết cho SII7
Áp dụng bước nhảy

SII7 trong các vùng lướt và SII2 thêu

Gặp bước tiến liền bậc ở giai điệu hoặc bè trầm, có thể áp dụng một số vòng lướt sau:

+ SII65 – T6 – SII7 (hoặc ngược lại) T, trong vòng lướt được tăng đôi âm 3.

+ SII65 -TSVI64 – SII7  (hoặc ngược lại).TSVI64 trong vòng lướt được tăng đôi âm 5.

+ SII65 – T6 – D43 

+ SII43 -T64-S

+ SII – SII2 – D6 , hoặc D65. Trong nối tiếp luôn đảm bảo âm chung đứng yên, các bè bình ổn.

– SII2 thêu giữa 2 T: T – SII2 – T (dùng ở kết).

Hợp âm D7

Phối thực hành giai điệu sau

Phối thực hành giai điệu sau

Hợp âm SII7, và thể đảo có thể dùng rộng rãi trong khi phối bè. Dấu hiệu như các hợp âm hạ át khác.

Kết quả phối thực hành giai điệu trên

Phân tích hoà âm

Phân tích hoà âm cho bài "Trong những giấc mơ"

Kết quả phân tích: Ghi trực tiếp trên đoạn nhạc.

Hợp âm bảy dẫn – DVII7

Đặc điểm cấu trúc

Hợp âm bảy dẫn là hợp âm bảy xây dựng trên bậc VII của điệu thức (âm dẫn về chủ). Chức năng át, gọi là hợp âm bảy dẫn. Kí hiệu: DVII7

– Trong điệu trưởng tự nhiên là hợp âm bảy dẫn thứ, gồm: hợp âm ba giảm + quãng 7 thứ.

– Trong điệu thứ và trưởng hoà âm là hợp âm bảy dẫn giảm, gồm: hợp âm ba giảm + quãng 7 giảm.

Hợp âm bảy dẫn - DVII7

DVII7 có 3 thể đảo là: DVII65; DVII43 và DVII2

DVII7 có 3 thể đảo là: DVII65; DVII43 và DVII2

Cách dùng hợp âm DVII7

DVII7 là một trong những hợp âm bảy chính, thuộc nhóm át, được dùng rộng rãi trong cơ cấu, không dùng để kết với bất cứ loại kết nào. Luôn dùng đủ âm, cả gốc lẫn đảo.

Chuẩn bị

– DVII7 trực tiếp đứng sau T

– Tự nhiên hơn cả là chuẩn bị bằng nhóm hạ át theo lối hoà âm (ít khi sau TSVI).

– DVII7 cũng có thể xuất hiện sau D và D7

– Trong nối tiếp: luôn đảm bảo bình ổn giữa các bè.

Cách dùng hợp âm DVII7

Giải quyết

– DVII7 về T, tiến hành bè như sau:

+ Âm 5, âm 7 đi xuống liền bậc.

+ Âm 1, âm 3 đi lên liền bậc.

Như vậy, T được tăng đối âm 3 (tuy vẫn có thể tăng âm 1, nếu sắp xếp với các quãng 4 //). Thường: DVII7  về T.

DVII65, DVII43 về T6 hoặc K64 có thể được.

DVII2 – T64 lướt.

 DVII7 về T, tiến hành bè như sau

DVII7 – D7 và thể đảo: lội tiến hành này được coi là sự giải quyết cùng chức năng. Thường:

+ 3 âm chung đứng yên.

+ Âm 7 đi xuống liền bậc (vào âm 1 của D7), với công thức sau:

Công thức âm 7 đi xuống liền bậc (vào âm 1 của D7)

Do vậy, nên DVII7 về D65

DVII65  về D43

DVII2  về D7

DVII2  về D7

Hợp âm DVII7 trong các vòng lướt

– Nhiều vòng lướt có thể dùng DVII7 và thể đảo khi có giai điệu hoặc bè trầm đi liền bậc:

+ DVII2 – D – DVII43 – T6

+ DVII65 – S64 – DVII7– D65 v.v…

Trong nối tiếp luôn đảm bảo các bè bình ổn, âm chung đứng yên (nếu có).

Hợp âm DVII7 trong các vòng lướt

Phối thực hành giai điệu sau 

Phối thực hành giai điệu sau

Dấu hiệu dùng hợp âm bảy dẫn gồm các âm 3, 5, 7 của D7 và âm bậc VI của điệu thức.

Chú ý: DVII7 chỉ dùng trong cơ cấu, không dùng để kết, dù là loại kết nào. 

Kết quả phối thực hành giai điệu trên

Áp dụng đặt công năng cho bài hát: Trên các điệu thức trưởng, thứ châu Âu, hợp âm bảy át, bảy dẫn là những hợp âm đặc trưng cho sức hút dẫn không ổn định nhất về chủ, mang tính khẳng định điệu thức. Việc áp dụng phối cho bài hát Việt Nam là có thể được, nhưng không phải là nhất thiết và tránh lạm dụng. Khi sử dụng nên dùng cả thể gốc lẫn đảo, cả trong cơ cấu lẫn chỗ kết (chú ý hợp âm bảy dẫn không dùng cho bất cứ loại kết nào). Xem cách dùng hợp âm sau.

cách dùng hợp âm của bài hát "Ca khúc bốn mùa"

Phân tích hoà âm

Phân tích hoà âm "Les Feuilles mortes"

Kết quả phân tích: ghi trực tiếp trên đoạn nhạc.

Bài viết liên quan