Hợp âm ba phụ là gì? Cách sử dụng?

Trong hệ thống chức năng đầy đủ của các điệu trưởng và thứ (Tự nhiên – Hoà âm), còn phải kể đến các hợp âm ba phụ. Việc sử dụng những hợp âm này cho kiến thức nhạc cụ như học đàn piano, guitar… và cụ thể là trong phối hoà âm để đệm nhạc rất quan trọng, vì chúng đem lại màu sắc mới trong âm nhạc bởi tính tương phản với các hợp âm ba chính. Ở điệu trưởng, chúng là các hợp âm ba thứ, ba giảm và ngược lại… Những hợp âm này thường không ổn định, mức độ không ổn định lại khác nhau, nên sự trì hoãn cũng như sức hút về chủ thêm phong phú. Điệu trưởng hòa âm cũng góp thêm phần đa dạng về mặt điệu thức, không thể thiếu vắng chúng trong các sáng tác âm nhạc của nhiều nhạc sĩ, bởi màu sắc đặc biệt mà chúng đem lại.

Kiến thức trọng tâm

Phần này người học sẽ nắm vững cấu trúc, tính năng của các hợp âm ba phụcách sử dụng điệu trưởng hoà âm trong phối bè. Phần này được trình bày qua các mục:

– Hệ thống chức năng đầy đủ của Hiệu trưởng và thứ hòa âm.

– Hợp âm sáu, hợp âm ba bậc II (SII, và SII) 

– Hợp âm ba bậc VI (TSVI)

– Điệu trưởng hòa âm 

– Những hợp âm thuộc nhóm át ít dùng (DVII – DTI – D6)

Chức năng đầy đủ của điệu trưởng và thứ hòa âm.

Điệu trưởng hòa âm

Các hợp âm cách quãng 3 trên và dưới các hợp âm ba chính là các hợp âm ba phụ. Chúng có quan hệ gần gũi về chức năng với hợp âm ba chính, và điều kiện gần gũi đó là do giữa chúng có 2 âm chung.

Điệu trưởng

Như vậy, sẽ có 3 nhóm chức năng gọi tên theo các hợp âm ba chính: nhóm chủ, nhóm át và nhóm hạ át. Thống nhất 3 nhóm này, ta có hệ thống chức năng đầy đủ của điệu trưởng.

Kí hiệu: hợp âm ba phụ được kí hiệu bằng tên của hợp âm ba chính và chữ số La Mã chỉ bậc đã thành lập ra chúng như: SI – DTI – TSVI – DVII.

Đặc điểm của các nhóm: trung tâm của nhóm là các hợp âm ba chính T-S – D.

Nhóm chủ

– Hợp âm ba chủ – T – là trung tâm điệu thức.

– TSVI và DTIII là những hợp âm trung gian (vì mỗi hợp âm đều thuộc 2 nhóm). Chức năng của chúng chỉ rõ ràng khi có các hợp âm đứng trước hoặc đứng sau, gọi là tính thay đổi chức năng. Chẳng hạn:

DTIII – S: DTIII mang chức năng chủ 

D – TSVI: TSVỊ mang chức năng chủ

TSVI – K64: TSVI mang chức năng hạ át. 

Nhóm hạ át 

– Đặc điểm chung là các hợp âm trong nhóm đều có âm 3 của hợp âm ba chính S. Đó là âm bậc VỊ của điệu tính.

– Trong nhóm có hợp âm SII, tính chất không ổn định nhất, do không có âm chung với T.

Nhóm át

– Đặc điểm chung: là các hợp âm trong nhóm đều có âm 3 của hợp âm ba chính D (là âm bậc VII) – âm dẫn của điệu tính, tạo sự căng thẳng tự nhiên cho các hợp âm trong nhóm.

– Hợp âm căng thẳng, không ổn định nhất trong nhóm là hợp âm DVII do không có âm chung với T.

Điệu thứ hoà âm

– Vì có sự tham gia của bậc VII tăng nửa cung, nên 2 hợp âm trên bậc V và VII của nhóm át, giống với điệu trưởng, kí hiệu: D, DVII. Riêng DTIII là hợp âm 3 tăng, âm hưởng gay gắt, không tham gia nhóm chủ (và không sử dụng trong phối bè, sẽ đề cập ở cấp học cao hơn).

– Nhóm chủ và hạ át có kí hiệu: t, s, tsVI, SII.

Đặc tính của các hợp âm ba phụ

– Tạo tính tương phản với các hợp âm ba chính. Ở điệu trưởng tự nhiên là các hợp âm ba thứ, ba giảm và ngược lại…

– Mức độ không ổn định khác nhau, nên sự trì hoãn về chủ sẽ phong phú hơn.

Hợp âm bảy chính

– Mọi hợp âm đều có thể trở thành hợp âm bảy mà không ảnh hưởng đến tương quan chức năng.

– Đại diện cho nhóm át là hợp âm D7

– Đại diện cho nhóm hạ át là hợp âm SII7

– DVII7 cũng được dùng phổ biến vì có sự căng thẳng. 

Cách sử dụng các hợp âm 7

+ Có thể xuất hiện sau hợp âm 3 cùng nhóm (D –  D7; S – SII7

+ Có thể dùng trực tiếp bên cạnh những công năng khác (T – D7 – T…)

Sự nối tiếp hoà âm hợp lí

– Thường theo công thức cơ bản:

 công thức cơ bản của hợp âm 7

– Các hợp âm ba phụ có thể thay hợp âm ba chính trong cùng nhóm như: SII, SII6, hay TSVI thay cho S…

– Khi dùng hợp âm cùng nhóm, hợp âm ba phụ phải đứng sau hợp âm ba chính như S – SII6. Nhưng thực tế lại hay gặp DVII7 – D do DVII7, có chức năng kép (2 âm chung với S) nên: D – DVII7, hoặc DVII7 – D đều được.

Phân tích hoà âm cho đoạn nhạc
Phân tích hoà âm

Đoạn nhạc cho thấy các hợp âm ba chính và phụ được dùng rất phong phú và hợp lí. Kết quả phân tích ghi trực tiếp trên đoạn nhạc. (Hợp âm trong ngoặc sẽ học sau)

Hợp âm sáu và hợp âm ba bậc II: SII6 – SII

Hợp âm sáu bậc II: SII6
Đặc điểm và cấu trúc

– Là hợp âm ba xây dựng trên bậc I, thường dùng đảo một. Ở điệu trưởng là hợp âm ba thứ (được dùng cả thể gốc lẫn đảo), ở điệu thứ là hợp âm ba giảm (nên phải dùng đảo 1: SII6).

– Kí hiệu: SII6 và sII6.

– Tăng đôi: âm trầm (âm 3 của SII) là chủ yếu (để tăng cường chức năng hạ át). Có thể tăng âm 1.

Đặc điểm và cấu trúc Hợp âm sáu bậc II: SII6

– SII6, là hợp âm rất phổ biến, đại diện cho nhóm hạ át – dùng nhiều hơn cả S 

Cách dùng hợp âm SII6

* Chuẩn bị: Bằng các hợp âm T, T6, S2S6

-T, T6 – SII6. , nối tiếp theo lối giai điệu (do không có âm chung).

Cách tiến hành bè:

+ Ba bè ngược hướng bè trầm bình ổn. 

+ Xếp hẹp được phép 4 bè cùng hướng (ở cả điệu trưởng và thứ) 

+ Được phép 5 đúng || 5 giảm (trong điệu thứ).

–S2S6 – SII6: Nối tiếp theo lối hoà âm và hợp âm S phải từ phách mạnh sang SII, ở phách yếu hơn.

Cách tiến hành bè S2S6 - SII6

Chú ý: ở các thí dụ, dấu hoá để trong ngoặc là điệu C.dur. Khi bỏ ngoặc là điệu c.moll.

* Đứng sau hợp âm SII6.: là nhóm át (có cả D7 sẽ nói rõ trong bài D7) và K64

– SII6 – D2D6

+ Nối tiếp theo lối giai điệu

+ Nối tiếp theo lối hoà âm khi có bước nhảy sang D và D6

–  SII6 –  K64

+ Nối tiếp lối giai điệu

+ Xếp rộng hay bị 5//. Xếp hẹp ít mắc lỗi hơn. Muốn tránh lỗi này cho phép một bước nhảy quãng 4 ở bè Tenor.

Cách tiến hành bè SII6 -  K64
Hợp âm ba bậc II trong điệu trưởng

Hợp âm bậc II gốc (SII) chỉ dùng trong điệu trưởng. Ở điệu thứ sII là hợp âm 3 giảm, nên phải dùng đảo 1 là  SII6. SII hay tăng âm 1 trong nối tiếp.

 Chuẩn bị và đứng sau SII

Cũng giống như đối với  SII6. Đảm bảo nguyên tắc tiến hành bè chung:

– Bình ổn 

– Giữ âm chung nếu có.

Chuẩn bị và đứng sau SII
Hợp âm chủ lướt giữa SII và SII6

Với các vòng lướt  SII6-T – SII hay SII – T6 – SII6 

(Có thể thay T, bằng TSVI trong vòng lướt này) 

Tiến hành bè: 

-3 bè trên ngược hướng bè trầm.

– Nên xếp hẹp để tránh 5//.

– Ta được tăng đôi âm 3.

Tiến hành bè hợp âm chủ lướt giữa SII và SII6

Chú ý: vòng lướt này chỉ dùng trong điệu trưởng.

Phối thực hành giai điệu sau
Phối thực hành giai điệu sau

Bài phối có sử dụng SII6 Hoặc (SII), dấu hiệu như đối với hợp âm S và có thêm âm bậc II. Có thể dùng S và SII6, như một sự thay đổi vị trí âm nhưng S phải luôn ở phách mạnh hơn. (Chỉ cần phối nửa bài trên lớp).

Bài phối có sử dụng SII6 Hoặc (SII)

Áp dụng đặt công năng cho bài hát

Hợp âm SII và SII, có thể dùng để phối cho bài hát Việt Nam cũng rất hợp lí và làm màu sắc hoà âm thêm phong phú. Xem cách dùng công năng trong bài “Yêu Hà Nội” của tác giả Bảo Trọng.

Bài phối có sử dụng SII6 Hoặc (SII)

Phân tích hoà âm

Phân tích hoà âm

Kết quả phân tích: Ghi trực tiếp trên đoạn nhạc.

Hợp âm ba bậc VI (TSVI) – Kết ngắt

Đặc điểm và cấu trúc

– Là hợp âm 3, xây dựng trên bậc VI của điệu thức.

– Ở điệu trưởng là hợp âm 3 thứ, còn trong điều thứ là hợp âm 3 trưởng. 

– Kí hiệu: TSVI và tsVI.

– Tăng đôi: thường tăng âm 3 là chủ yếu (để tăng cường chức năng chủ). TSVI cũng tăng âm 1.

– TSVI là một trong những hợp âm 3 phụ, hay được dùng và thường dùng dưới hình thức gốc.

Đặc điểm và cấu trúc hợp âm ba bậc VI (TSVI) - Kết ngắt

Cách dùng hợp âm TSVI 

TSVI với ý nghĩa chức năng hạ át

Khi dùng TSVI trước D (D7) hay TSVI trước K64, cho thấy: đây là vị trí điển hình của công năng S.

– TSVI – D: nối tiếp theo lối giai điệu.

– TSVI –  K64: nối tiếp theo lối hoà âm. Các trường hợp trên TSVI tăng âm 3 là tốt nhất.

– TSVI –  K64 : nối tiếp theo lối giai điệu. Trường hợp này TSVI có thể tăng âm 1.

Tsvl với ý nghĩa chức năng hạ át
TSVI thuộc khâu trung gian

Khi đứng giữa T và S, TSVI giữ vai trò trung gian, vì không đại diện cho chức năng nào cả.

Nối tiếp theo lối hoà âm – hai âm chung đứng yên.

TSV thuộc khâu trung gian
TSVI trong kết ngắt (kết tránh)

– Vòng ngắt: khi có D (hoặc D) gốc đứng trước TSVI (D, D- TSVI). Lúc này TSVI mang chức năng chủ, thay thế cho T.

– Kết ngắt: vòng ngắt được dùng trong kết gọi là kết ngắt – để làm trì hoãn vào kết hẳn. Chỗ chờ đợi một kết ổn định bằng hợp âm T, nay được thay bằng TSVI, và TSVI là hợp âm không ổn định, nên đòi hỏi sau đó phải là một kết hẳn đầy đủ, để kết thúc hoàn toàn. Tóm lại, có thể hiểu kết ngắt qua sơ đồ sau:

TSVI trong kết ngắt (kết tránh)

Như vậy, đoạn nhạc thường gồm 8 nhịp. Nhịp thứ 4 kết nửa và nhịp 8 kết hẳn. Nay đoạn nhạc được mở rộng thành 10 hoặc 12 nhịp, thì chính ở nhịp 8 hợp âm TSVI thay thế T để ngắt đoạn nhạc ra, rồi những nhịp tiếp theo sẽ là kết hẳn đầy đủ. Có thể thấy: kết ngắt là một trong những thủ pháp để mở rộng đoạn nhạc như nhiều thủ pháp khác.

Vòng hoà âm chủ yếu dùng trong kết ngắt gồm:

+ D – TSVI

+ D7 − TSVI (Sẽ đề cập trong bài D7)

+ K64-D( D7) – TSVI

Sau TSVI, tự nhiên nhất là các hợp âm S, S hoặc SII, SII, và cũng có thể là các chức năng khác như T, T6

Nguyên tắc tiến hành bè cho vòng ngắt:

+ Nối tiếp theo lối giai điệu, 3 bè ngược hướng bè trầm bình ổn.

+TSVI thường tăng âm 3.

+ Dùng trong điệu thứ phải tăng âm 3 để tránh quãng 2 tăng.

Nguyên tắc tiến hành bè cho vòng ngắt

Phối thực hành giai điệu sau

Phối thực hành giai điệu sau

Trước khi phối bè, cần xác định rõ các chỗ kết để áp dụng TSVI. Có thể thấy: Nhịp thứ 4 là kết nửa, nhịp 8 sẽ là kết ngắt, âm Đô trước phối bằng T nay dùng TSVI. Hợp âm T dành cho kết hẳn trọn vẹn cuối bài (ô vuông đánh dấu các kết).

Kết quả của phối thực hành giai điệu trên

Phân tích hoà âm

Phân tích hoà âm của bài hát "Allegro"

(Hợp âm D6 sẽ học ở bài sau)

Kết quả phân tích: bên cạnh các hợp âm khác, ta thấy TSVI xuất hiện trong kết ngắt (nhịp 8) trước khi vào kết hẳn trọn vẹn cuối đoạn nhạc.

Bài viết liên quan