Hợp âm ba chính và cách phối hòa âm cho giai điệu

Cách nối tiếp các hợp âm ba chính

Những khái niệm và cách tiến hành bè

Khái niệm

Sự nối tiếp chặt chẽ các hợp âm theo một nguyên tắc nhất định, được phát sinh từ thực tiễn nghệ thuật. Cơ sở của mọi sự nối tiếp đều từ cách tiến hành bè, hay chuyển động của các bè, dưới nhiều hình thức khác nhau mà ra.

Mỗi bè đều có những chuyển động riêng biệt theo các bước lần hay bước nhảy.

  • Bước lần: là khi bè đi từ quãng 3 trở lại (còn gọi là bình ổn).
  • Bước nhảy: là khi bè đi từ quãng 4 trở lên (tối đa là quãng 8)

Trong các bài tập tới đây, trừ bước nhảy quãng 4, quãng 5 ở bè trầm là các bước nhảy chức năng, tính theo âm gốc của hợp âm như T – D; T – S thì ba bè còn lại không dùng bước nhảy (các bước nhảy sẽ học ở những phần sau).

Các hình thức tiến hành bè

Thường theo 3 hình thức cùng hướng, ngược hướng và chếch hướng (là sự chuyển động chung của từng cặp bè)

  • Cùng hướng: là khi các bè cùng đi lên hay đi xuống. Nếu khoảng cách giữa các bè được giữ nguyên biểu hiện qua một quãng cố định nào đó, gọi là chuyển động song song – một biến dạng cá biệt của chuyển động cùng hướng.
Chuyển động cùng hướng và chuyển động song song
  • Ngược hướng: là chuyển động của một bè đi lên, còn bè kia đi | xuống hay ngược lại.
Chuyển động ngược hướng
  • Chếch hướng: khi một bè đứng yên hoặc ngân dài, bè kia có thể đi lên hay đi xuống.
Chuyển động chếch hướng

Trong hoà âm bốn bè, để tạo sự cân bằng sẽ có sáu cặp bè kết hợp hỗn hợp các hình thức chuyển động nói trên.

Hỗn hợp các hình thức chuyển động

Phương pháp nối tiếp các hợp âm ba chính

Tương quan giữa các hợp âm – án chung

Tương quan giữa các hợp âm là khoảng cách giữa các âm gốc của chúng. Có ba loại tương quan chính:

  •  Tương quan quãng hai: không có âm chung, đại diện là các hợp âm ba S-D.
Tương quan quãng hai
  • Tương quan quãng 4 – 5: có một âm chung, đại diện là các hợp âm ba T-D; T-S.
Tương quan quãng 4 - 5

Tuy nhiên, mối tương quan giữa T – D và T – S được gọi là tương quan 4 – 5 không chỉ do khoảng cách giữa các âm gốc của chúng, mà còn bởi sự đảo quãng của các âm này trong quá trình tiến hành bè.

Sự đảo quản của các âm
  • Tương quan quãng 3: có hai âm chung.
Tương quan quãng 3

Cách nối tiếp các hợp âm ba chính T – S – D 

Hợp âm ba chính có thể nối tiếp bằng hai cách: hoà âm hoặc giai điệu.

Nối tiếp theo lối hoà âm:

Nối điệu theo lối hòa âm là lối nối tiếp mà các âm chung luôn để cùng bè (dành cho các hợp âm có âm chung) như T – D; T – S.

 Cách tiến hành bè như sau:

  • Bè trầm có thể đi quãng 4 hoặc quãng 5 (không bắt buộc phải đi quãng nào).
  • Âm chung giữ nguyên cùng bè (đứng yên).
  • Âm còn lại bình ổn tiến vào các âm của hợp âm thứ hai.
Nối tiếp theo lối hòa âm
Nối tiếp theo lối giai điệu

Nối tiếp theo lối giai điệu là lối nối tiếp mà mọi bè đều chuyển động, không có bè nào đứng yên. Cách này chủ yếu dùng cho các hợp âm không có âm chung như S và D. Mặc dầu vậy, các hợp âm có âm chung như T – S; T – D cũng có thể áp dụng lối nối tiếp này.

Sau đây là cách tiến hành bè:

  • Bè trầm phải đi quãng 4 (cấm quãng 5) khi từ T2D; T <> S và đi quãng 2 (cấm quãng 7) khi S→ D.
  • Ba bè trên đi ngược hướng bè trầm, bình ổn tiến vào âm lân cận của hợp âm thứ hai.
Nối tiếp theo lối giai điệu

Phối hòa âm cho giai điệu bằng hợp âm ba chính

Phối hoà âm vào giai điệu cho sẵn, nghĩa là, trên cơ sở của một bà đã cho viết thành bốn bè hoà âm, có sự nối tiếp chặt chẽ, đúng nguyên tắc và hợp lí với các hợp âm đã đặt cho từng âm của bè.

Phối hoà âm cho giai điệu

Khi phối hoà âm cho giai điệu cần phải tiến hành một số bước sau:

 a. Xác định giọng (điệu tính) của giai điệu đã cho. Sau đó, nghiên cứu xem từng âm của giai điệu là âm 1, 3 hay 5 thuộc các chức năng nào (T – S -D), rồi ghi kí hiệu công năng cho các âm đó. Với những âm có thể phối bằng | hai chức năng, phải lựa chọn cho phù hợp, nghĩa là nhìn trước được các tiến hành để tránh các lỗi không được phép như ngược công năng D – S hoặc tiến hành bè khó khăn, sai nguyên tắc….

b. Mở bài và kết thúc thường phải là hợp âm chủ để tạo sự ổn định cần thiết. Tuy nhiên, nếu giai điệu có phách lấy đà thì có thể dùng hợp âm át (ít khi bằng hạ át), và sau phách lấy đà vẫn phải là hợp âm chủ.

Phối hòa âm cho giai điệu

c. Không nên nhắc lại hợp âm đã dùng ở phách yếu chuyển sang phách mạnh tiếp theo. Kể cả trong loại nhịp phức, phách tương đối mạnh cũng không được nhắc lại công năng của phách yếu đứng trước nó làm ảnh hưởng đến “mạch đập” của hoà âm: 

Không được nhắc lại hợp âm đã dùng

d. Các mắt xích nối tiếp giữa các hợp âm từ đầu đến cuối bài, phải kết hợp chặt chẽ và đúng nguyên tắc. Chú ý bước đi của giai điệu để lựa chọn lối nối tiếp cho phù hợp.

e. Riêng bè trầm có thể tiến hành rộng trong phạm vi hơn một quãng 8 (có khi tới 2 quãng 8) theo hình làn sóng xen kẽ giữa các bước đi hướng lên và xuống. Khi nhắc lại hợp âm có thể nhảy quãng 8.

Hướng chuyển động của bè trầm

Hướng chuyển động của bè trầm

Chuyển động theo bước nhảy vốn là đặc tính của bè trầm. Tuy nhiên, với các bước nhảy hai quãng 4 và hai quãng 5 liên hướng đều phải tránh:

Bước nhảy quãng 4 và bước nhảy quãng 5

Hướng dẫn thực hành phối hoà âm cho giai điệu sau:

Phối hòa âm cho giai điệu

Sau khi xem xét dấu hoá biểu và cách tiến hành giai điệu (đặc biệt là âm, kết thúc) ta xác định giai điệu đã cho thuộc giọng la thứ. Tiếp đến là nghiên cứu kĩ từng âm để đặt các công năng cho phù hợp.

Có thể dễ dàng nhận thấy, âm Đô mở bài là âm 3 thuộc hợp âm t. Còn âm thứ 2 – âm Si – là âm 5 của hợp âm D.

Trong nhịp thứ 2, âm La sẽ có hai khả năng: hoặc là âm 1 của t và cũng có thể là âm 5 của s. Nhưng ta thấy âm trước đó đã dùng công năng D, vậy không thể đặt hợp âm s cho âm này được, vì sẽ ngược công năng, nên để t là hợp lí nhất.

Âm Si thứ tự là âm của hợp âm D nên âm Đô tiếp theo chắc chắn phải là âm 3 của t. Vậy âm Rê sau đó chính là âm 1 của S, như vậy rất phù hợp với công thức chung: sau hợp âm ổn định sẽ là hợp âm không ổn định..

Trong nhịp thứ 5, có âm Đô và La. Cả hai âm đều có thể phối bằng chức năng t. Tuy nhiên, nếu âm Đô đã phối bằng công năng t thì âm La kế đó nên phối bằng s để đầu nhịp 6 âm Son # sẽ đặt công năng D và âm La tiếp theo. lại trở về t. Sự nối tiếp mạch lạc các chức năng cơ bản t- s – D – t được gọi là vòng nối tiếp chức năng. Nó giống như sự xoay quanh trung tâm điệu thức:

Hướng dẫn phối hòa âm

Nhịp thứ 7, âm Si đặt hợp âm D và âm La kết thúc giai điệu chắc chắn là hợp âm chủ. Với vòng hoà âm D – t cuối bài, một lần nữa điệu la thứ lại được khẳng định và củng cố.

Vậy ta có sơ đồ công năng của giai điệu trên như sau:

Sơ đồ công năng của giai điệu

Sơ đồ này cũng là cách đặt hợp âm có tính ứng dụng mau lẹ. Còn việc triển khai phối bè sẽ như sau:

Đầu tiên là phải lựa chọn cách sắp xếp và lối nối tiếp phù hợp để thuận tiện cho những mắt xích tiếp theo. Hợp âm thứ nhất có thể xếp rộng hay hẹp là tùy ý, miễn sao bước đi sau đó được dễ dàng. Chẳng hạn, từ hai hợp âm t – D mở bài có thể dùng cách sắp xếp rộng và nối tiếp theo lối hoà âm; có âm chung giữ nguyên ở bè Alto:

Cách phối bè

Từ hợp âm D sang t (nhịp 2), nên chọn lối nối tiếp giai điệu vì nếu nối tiếp theo lối hoà âm bè Tenor buộc phải nhảy. Nên khi đổi sang nối tiếp lối giai điệu sẽ thấy các bè tiến hành dễ dàng, thuận lợi hơn: 

Phối hòa âm bè Tenor

Cứ tiếp tục theo phương án đã định, ta lần lượt kết hợp các mắt xích cho tới âm kết thúc. Việc phối hoà âm bằng hợp âm ba chính đã hoàn tất.

Kết hợp các mắt xích

Cũng với giai điệu trên, có thể dùng cách sắp xếp hẹp từ hợp âm mở bài, Tôi lựa chọn các lối nối tiếp phù hợp để triển khai, ta sẽ được một phương án phối hợp lí khác.

Cách sắp xếp khác

Chú ý: Khi các bè đứng yên hay kéo dài từ phách mạnh, có thể gập lại thành âm ngân dài cho thoáng như bè Tenor ở nhịp 1; 3 và Alto ở nhịp 6.

Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, ngoài những bài tập kĩ năng đơn thuần, sẽ có thêm cách phối cho một số ca khúc, mà chỉ áp dụng việc đặt công năng chứ không cần tiến hành bè. Đây là cơ sở cho việc ứng dụng cách đệm một cách mau lẹ nhất, sau khi học hòa âm.

Tuy nhiên, ở dạng bài tập này có thể có những giai điệu đơn giản gồm những nốt thuộc hợp âm dễ nhận thấy, dễ đặt công năng, nhưng ở một số bài khác, giai điệu lại phức tạp hơn bởi những nốt ngoài hợp âm, nên sự lựa chọn số nốt có tính đại diện cho một công năng thích hợp là rất cần thiết và khác xa so với bài tập kĩ năng.

Vấn đề này sẽ được làm rõ hơn trong bài: Cách phối tự do cho giai điệu của ca khúc phổ thông”, nghĩa là sau khi đã học hết các hợp âm của phần Diatonic. Vì giai điệu vốn phong phú và đa dạng, nên các hợp âm T – S – D đơn giản khó có thể đáp ứng cho mọi giai điệu và khó có thể phối cho hay được.

Như vậy, những bài tập là ca khúc, để ứng dụng phối hòa âm, sẽ có hướng dẫn cụ thể cho từng bài, nếu thấy cần thiết. Và quy luật chung thường nhằm vào một số cách sau:

1. Trọng âm của giai điệu (phách mạnh).

2. Các âm ngân dài. 

3. Những âm cao nhất trong giai điệu.

4. Chú ý đến các kết cấu, kết đoạn, để có những tổ hợp công năng hợp lí.

Phân tích hòa âm Khúc hài hước

Phân tích hòa âm "Khúc hài hước"

Kết quả phân tích ghi trực tiếp trên đoạn nhạc, gồm 2 công năng chính là át và chủ (D và t ).

Bài viết liên quan