Thay đổi vị trí âm khi nhắc lại hợp âm
Khái niệm
Thay đổi vị trí âm là nhắc lại hợp âm đó trong một cách sắp xếp khác. Nó vừa làm thay đổi giai điệu bằng các âm khác của hợp âm, lại vừa có ý nghĩa kĩ thuật là làm thuận tiện, lưu loát trong tiến hành bè.
Những trường hợp áp dụng sự thay đổi vị trí âm
- Khi giai điệu có quãng 3 là các âm thuộc hợp âm.
- Giai điệu có những bước nhảy quãng 4, 5 hoặc 6 là các âm thuộc hợp âm. Sự thay đổi vị trí âm chỉ áp dụng trong cùng một nhịp
Cách tiến hành bè khi nhắc lại hợp âm
- Bè trầm có thể đứng yên hoặc nhảy quãng 8.
- Các bè còn lại đứng yên hoặc tiến bình ổn, cũng có thể có bước nhảy quãng 4, 5 và khi cần thiết tới quãng 6.
Hướng dẫn thực hành
Phối hoà âm cho giai điệu sau
Ngoài năm bước phải tiến hành khi phối bè (Đọc thêm) ở bài tập này ta nên đánh dấu rõ các chỗ phải áp dụng sự thay đổi vị trí âm, như các nhịp 1, 3, 5 và 6 chẳng hạn. Sau đó mới triển khai phối bè.
Bước nhảy âm ba
Khái niệm
Khi nối tiếp các hợp âm ba chính (T – S; T – D), có âm 3 của hợp âm này tiến vào âm 3 của hợp âm kia, sẽ tạo ra những bước nhảy quãng 4, quãng 5, gọi là bước nhảy âm 3. Bước nhảy này được thực hiện ở bè Soprano và bè Tenor. Không dùng cho bè Alto, vì sẽ kéo theo những sắp xếp không đúng. Gặp bước nhảy này, ta vẫn phối bằng hợp âm ba chính nguyên vị như khi giai điệu bình ổn.
Cách tiến hành bè
- Bước nhảy âm 3 ở bè Soprano (hoặc Tenor).
- Âm chung đứng yên.
- Âm còn lại đi bình ổn.
- Bè trầm có thể đi quãng 4 hoặc quãng 5.
Hướng dẫn thực hành
Phối hoà âm cho giai điệu sau
Sau khi tiến hành tuần tự các bước, ta triển khai phối:
Chú ý: Hợp âm T cuối bài được phép tăng 3 âm 1, vừa để tránh lỗi bốn bè cùng hướng, vừa để củng cố âm chủ (xem nhịp 5)..
Cũng có thể phối bằng cách sau cho cả nhịp 3 và 4:
Áp dụng đặt công năng cho bài hát
Bên cạnh bài tập kỹ năng, có thể áp dụng các hợp âm T – S – D để phối cho các bài hát có giai điệu đơn giản, nhất là khi có các âm cùng hợp âm trong nhịp. Với các bài hát này, chỉ cần đặt công năng chứ không cần tiến hành bè, và vẫn thực hiện tuần tự các bước như đối với bài tập kĩ năng. Hãy xem cách đặt công năng cho bài hát “Rửa mặt như mèo”.
Phân tích hoà âm
Kết quả phân tích được ghi trên đoạn nhạc cho thấy: Cuối đoạn nhạc là chức năng T kéo dài, nhưng có sự thay đổi vị trí âm, nên đã tạo được một giai điệu khoẻ khoắn, dứt khoát, nhấn mạnh thêm chức năng chủ.
Phối hòa âm cho bè trầm bằng hợp âm ba chính
Khái niệm
Phối cho bè trầm là sắp xếp thêm 3 bè trên bè trầm cho trước, thành một bài hoà âm bốn bè. Trong hình thức phối này, vấn đề đặt chức năng cho các âm không có gì phức tạp, vì hầu như đã rõ ràng. Vậy yêu cầu cao nhất là phải tạo nên một giai điệu hoàn chỉnh, sinh động và có sức thuyết phục.
Cách triển khai phối bè
Hãy xem xét bè trầm sau đây:
Sau khi xác định giọng son trưởng, ta khẳng định hai âm ở nhịp 1 sẽ phối hợp âm T, hai âm nhịp 2 là hợp âm S, các âm còn lại phối D – T – S – D cho mỗi âm ở nhịp 3, 4. Vậy vấn đề đặt chức năng là đơn giản và khá rõ ràng…
- Phương án 1: Nối tiếp theo lối hoà âm – Luôn giữ âm chung nếu có.
Nhược điểm: do âm chung luôn đứng yên, nên giai điệu trở nên trì trệ, không có sự phát triển, kém sinh động.
- Phương án 2: Nối tiếp theo lối giai điệu. Với cách này, giai điệu sẽ có thêm một số âm mới.
Ưu điểm: do các âm được thay đổi nên giai điệu linh hoạt hơn.
- Phương án 3: Ngoài việc lựa chọn cách nối tiếp cơ bản cho phù hợp nên áp dụng sự thay đổi vị trí âm khi có bè trầm ngân dài, nhảy quãng 8 và áp dụng bước nhảy âm 3.
- Nhìn chung, do sự lựa chọn lối nối tiếp thích hợp và đặc biệt việc áp dụng thay đổi vị trí âm, bước nhảy âm 3, kết quả giai điệu sinh động hơn nhiều, có sức thuyết phục khác hẳn các phương án trước.
Phối hoà âm vào công năng cho sẵn
Trong việc phối bè, ngoài phối cho giai điệu, phối cho bè trầm, còn hình thức phối hoà âm vào công năng cho sẵn. Dạng phối này cũng gần như phố: cho bè trầm. Nghĩa là chức năng đã hoàn toàn rõ ràng và bè trầm coi như đã được xác định. Vậy, việc còn lại là tiến hành bè sao cho đúng nguyên tắc và tạo được một giai điệu hoàn chỉnh.
Chẳng hạn: Phối hoà âm cho chức năng sau đây trên giọng C.dur
Khi triển khai phối, chú ý áp dụng sự thay đổi vị trí âm khi nhắc lại công năng và bước nhảy âm 3, để tạo sự phát triển cho giai điệu.
Phân tích hoà âm
Kết quả phân tích ghi trực tiếp trên đoạn nhạc.
Các dạng mẫu thực hành
Mẫu thực thành hợp âm và các thể đảo
Tự tìm các ví dụ âm nhạc trong tác phẩm. Ghi rõ các dạng hợp âm (HẨ3, HÂ7 và các thể đảo) đã được sử dụng.
Mẫu thực thành phân tích hòa âm
- Bài tập viết: Sắp xếp các hợp âm T – S – D (riêng biệt, với hai kiểu rộng, hẹp và có ba vị trí giai điệu khác nhau trên giọng G.dur và d.moll.
- Bài tập miệng: phân tích hòa âm.
Phân tích hòa âm
- Bài tập viết: Nối tiếp các hợp âm T » D, T S theo các lối hoà âm và giai điệu. SoD theo lối giai điệu trên giọng B.dur và e.moll.
- Bài tập miệng: Phân tích hoà âm.
Phối âm cho giai điệu
- Bài tập viết: Phối hòa âm cho các giai điệu.
- Bài tập miệng: Phân tích hòa âm.
Phối hòa âm cho giai điệu có sẵn
- Bài tập viết: Phối hòa âm cho các giai điệu
- Đặt công năng cho bài hát.
- Bài tập miệng: Phân tích hòa âm.
Phối hòa âm cho giai điệu bà bè trầm
- Bài tập viết: Phối hòa âm cho giai điệu và bè trầm.
- Bài tập miệng: Phân tích hòa âm.
- Tải tài liệu, sách, giáo trình học đàn: Tại đây
- Tham khảo lớp: Học đàn piano
- Tham khảo lớp: Luyện thi đại học