Những dạng hòa âm kết phổ biến

Đoạn nhạc là một cơ cấu âm nhạc hoàn chỉnh nhất, thường biểu hiện chỉ một chủ đề hay một tư tưởng âm nhạc và được kết thúc bởi một vòng kết hoàn chỉnh. Đoạn nhạc phổ biến trong âm nhạc cổ điển là dạng đoạn nhạc cân phương, gồm 2 câu, mỗi câu 4 nhịp hoặc 8 nhịp có mối quan hệ mang tính hỏi – đáp và chúng hợp nhất thành một cơ cấu âm nhạc toàn vẹn. Cũng có dạng đoạn nhạc không cân phương, với hai câu có số nhịp không bằng nhau: câu một có thể 4 nhịp và câu hai 6 nhịp… Lại có dạng đoạn nhạc có kết cấu thống nhất, không thể phân chia câu hoặc có quy mô lớn tới 16, 24, 32 nhịp… Những dạng đoạn nhạc cân phương sẽ là hình thức dùng nhiều hơn cả trong các bài tập thực hành sau này.

Đoạn nhạc cân phương

Hai câu của đoạn nhạc được phân ngắt bởi chỗ kết, nghĩa là chỗ ngắt rời giữa cuối câu thứ nhất và bắt đầu câu thứ hai. Vậy, kết chính là mọi điểm dừng trong âm nhạc và hoà âm đóng vai trò chủ yếu trong việc phân định chỗ kết này.

Tóm lại, kết là vòng hoà âm có cơ cấu riêng biệt, để kết thúc sự trình bày một tư tưởng âm nhạc (hay một ý nhạc tương đối hoàn chỉnh).

Kiến thức tại đây nếu bạn nắm chưa rõ cũng có thể tham khảo các lớp, các khóa học ứng dụng vòng hòa âm tại trung trung tâm Nốt Trầm bên trên.

Ví dụ về Kết

Các hình thức chủ yếu của kết

Kết đoạn nhạc có 2 loại chính

  • Kết giữa – hay kết nửa, thường ở cuối câu một. Tính chất không ổn định với các chức năng át hoặc hạ át (D hoặc S).
  • Kết hẳn – hay kết trọn, ở cuối đoạn nhạc. Tính chất ổn định, với chức năng chủ (T).

Từ kết giữa đến kết hẳn tạo thành sức hút với khoảng cách từ D (hoặc S) sang T, nghĩa là từ không ổn định về ổn định. Sự nối liền của 2 kết này làm cho chúng phụ thuộc lẫn nhau, góp phần hợp nhất 2 câu thành 1 cơ cấu âm nhạc toàn vẹn (xem TD 81).

Về phương diện hoà âm

Kết lại được chia thành hai nhóm chức năng chủ yếu phụ thuộc vào 2 hợp âm D và S gọi là kết chính cách và kết biến cách.

Kết chính cách được quyết định bởi hợp âm D Và cũng được chia thành 2 loại là kết hẳn chính cách và kết nửa chính cách.

+ Kết hẳn chính cách là vòng hoà âm gồm D – T hoặc D7 – T (sẽ đề cập sau). Một biến dạng khác của nó là kết đầy đủ, gồm các hợp âm S – D – T.

+ Kết nửa chính cách với các vòng hoà âm T – D; S – D

Nhìn chung, kết chính cách hay dùng nhất và là quy tắc chiếm ưu thế tuyệt đối, bởi sức hút mạnh mẽ giữa 2 hợp âm không ổn định và ổn định nhất trong điệu thức.

Ví dụ về kết nửa chính cách và kết hẳn chính cách

– Kết biến cách được quyết định bởi hợp âm S và cũng được chia thành 2 loại là kết biến cách (mà thời kỳ đầu được dùng sau kết chính cách như kết bổ sung để cho đoạn nhạc được cân đối) và kết nửa biến cách.

+ Kết biến cách với vòng hoà âm S – T.

Kết biến cách với vòng hoà âm S - T

+ Kết nửa biến cách với vòng hoà âm T – S. Đây là loại kết ít sử dụng trong âm nhạc.

Kết nửa biến cách với vòng hoà âm T – S

Những biến dạng khác của kết

Bên cạnh những dạng kết kể trên, kết chính cách và kết biến cách còn được chia ra làm 2 loại là kết hoàn toàn và kết không hoàn toàn.

Kết hoàn toàn

Là loại kết phải hội đủ 3 yếu tố sau:

+ Hợp âm T phải ở phách mạnh của nhịp

+ Vị trí giai điệu phải là âm chủ.

+ Trước T phải là D hay S gốc.

Ví dụ về kết hoàn toàn

Kết không hoàn toàn

Là loại kết thiếu đi một trong 3 yếu tố trên.

Chú ý: không nên dùng kết không hoàn toàn để kết đoạn nhạc. Loại kết này có thể xem là một kết không ổn định. Do vậy, có thể dùng như một kết nửa cho đoạn nhạc.

Ví dụ về kết không hoàn toàn

Đây là kết hẳn chính cách, không hoàn toàn, do T ở phách yếu của nhịp.

Sau đây là sơ đồ cho các dạng kết kể trên để tiện so sánh và theo dõi:

sơ đồ cho các dạng kết

Kết ngắt (kết tránh) 

Đây là một dạng kết sử dụng hợp âm TSVI thay T (sẽ đề cập trong bài TSVI – kết ngắt)

Hợp âm sáu bốn kết – K64

Đặc điểm cấu trúc

  • Hợp âm sáu bốn kết tương tự như hợp âm ba chủ đảo hai, thường xuất hiện trước khi vào kết đoạn nhạc hoặc tác phẩm.

Kí hiệu: K64 (Cadence – nghĩa là kết).

K64 tăng âm trầm (tức âm 5 của T).

Hợp âm sáu bốn kết

Đặc tính chức năng của K64

Trong K64 có chức năng của T trên nền D mà cơ sở D chiếm ưu thế, nên vừa có tính chất căng thẳng, vừa không ổn định. Đó là tính chức năng kép.

S thường đứng trước D, nên khi sử dụng K64 thì sự tiến vào D bị trì hoãn. Vì vậy, K64 nhất thiết phải giải quyết vào D (hoặc D7).

Đặc tính chức năng của K64

Cách dùng hợp âm K64

Do đặc tính chức năng của mình, nên K64 không dùng tự do như những hợp âm khác, mà chỉ dùng trong kết (kết nửa, kết hẳn) với những điều kiện nhất định về nhịp phách. K64 thường ở phách mạnh hay tương đối mạnh, ít nhất mạnh hơn D đứng sau nó.

Cách dùng hợp âm K64

a. Chuẩn bị và giải quyết K64

* Chuẩn bị:

– Thường bằng hợp âm S là tự nhiên nhất, vì có âm chung với K64

– Có thể chuẩn bị bằng hợp âm T, nhưng chủ yếu dùng trong kết nửa, thường nối tiếp theo lối hoà âm. Cách tiến hành bè như sau:

+ Âm chung đứng yên.

+ Bè khác bình ổn.

Chú ý: Sau kết nửa có thể coi như bất đầu một giai đoạn mới, nên cuối câu 1 và đầu câu 2 không có quan hệ trực tiếp về chức năng, cũng như tiến hành bè.

* Giải quyết:

K64 giải quyết trực tiếp vào D (hoặc D7 ở kết hẳn. Sẽ nói trong bài D7), nối tiếp theo lối hoà âm, với cách tiến hành bè sau:

+ Bè trầm và âm tăng đôi đứng yên. Cũng có thể bè trầm được nhảy quãng 8.

+ Bè còn lại bình ổn và có thể nhảy ở giai điệu.

K64 giải quyết trực tiếp vào D

b. Thay đổi vị trí âm cho K64

K64 cũng thay đổi vị trí âm như các hợp âm khác. Bè trầm có thể đứng yên hoặc nhảy quãng 8 (cả lên lẫn xuống).

Thay đổi vị trí âm cho K64

Phải xác định kết câu, kết đoạn, để áp dụng hợp âm K64 ngoài các bước cần tiến hành khi phối hoà âm.

Xác định kết câu, kết đoạn áp dụng hợp âm K64

Áp dụng đặt công năng cho bài hát

K64 vốn là hợp âm đặc trưng cho các vòng kết trong hòa âm cổ điển châu âu. Thực tế không nhất thiết phải đặt K64 vào các giai điệu bài hát Việt Nam. Nhưng cũng có thể áp dụng phối, miễn sao hợp lý…

Xem cách đặt hợp âm K64 cho bài hát sau:

Cách đặt hợp âm K64

Phân tích hoà âm

Kết quả phân tích: ghi trực tiếp trên đoạn nhạc bên dưới

Phân tích hoà âm của bài "Romantic Story"
Bài viết liên quan