Điệu trưởng hòa âm là gì? Cách dùng?

Đặc điểm cấu trúc của điệu trưởng hòa âm

– Do bậc VI giáng nửa cung trong điệu thức, nên S = s; SII = sII và giống như điệu thứ sII phải dùng đảo 1 (sII6.), vì là hợp âm 3 giảm.

– TSVI là hợp âm 3 tăng – không dùng trong phối hoà âm.

Đặc điểm cấu trúc của điệu trưởng hòa âm

Cách dùng điệu trưởng hòa âm

Các hợp âm s và sII6

Dùng với điều kiện như trong điệu trưởng tự nhiên (giọng trưởng tự nhiên), cả về tương quan chức năng lẫn nối tiếp.

– Có thể dùng trực tiếp bên cạnh các chức năng khác: T – s – D6. – T

– Có thể dùng gián tiếp thông qua S: T – S – sII6….

– Tiến hành bè: 

+ Âm bậc VI và VI b phải luôn để cùng bè.

+ Âm chung đứng yên.

+ Bè khác bình ổn.

Các hợp âm s và sII6

Lỗi quan hệ nửa cung cromatic (đối chếch)

Là lỗi phải tránh trong nối tiếp hoà âm. Nguyên nhân do âm bậc VI và VIb không để cùng bè, khi dùng S – s hoặc SII6. – sII6.

Có thể giải quyết lỗi này bằng cách:

+ Âm bậc VI và VIb phải để cùng bè.

+ Có thể chuyển cách 1 hợp âm khác chức năng.

Lỗi quan hệ nửa cung cromatíc (đối chếch)

Áp dụng điệu trưởng hòa âm

– Các hợp âm s và sII6, có thể dùng trong cơ cấu (TD 112) hoặc để kết (T -s64 – T). Và còn dùng trong một số vòng lướt: S – T64 s6 ; SII – T6 – sII6.

-Đảm bảo nguyên tắc tiến hành bề chung:

+ Luôn bình ổn

+ Giữ âm chung nếu có

-Khi nối tiếp hạ át thứ sang D6 và T6: bè trầm phải tránh các quãng tăng.

+ S6 – D6 : phải tránh quãng 2 tăng nên dùng s6 – S6 – D6

+  S6 – T6: phải tránh quãng 5 tăng thay bằng quãng 4 giảm.

nối tiếp hạ át thứ sang D6 và T6

Tham khảo phối thực hành giai điệu dưới đây

Phối thực hành giai điệu sau

Trong bài tập này, ngoài các bậc VIb ở giai điệu, các hợp âm hạ át khác cũng có thể phối bằng nhóm s thứ cho màu sắc hòa âm thêm phong phú.

Kết quả phối hòa âm cho giai điệu trên

Phân tích hòa âm đoạn nhạc

Phân tích hòa âm cho bài "Etude"

Kết quả phân tích ghi trực tiếp trên đoạn nhạc

Những hợp âm ít dùng thuộc nhóm át – DVII6 – DTIII – D6

Khái niệm chung

Hợp âm ba trên các bậc III và VII, hợp âm át (D) có âm 6 thay cho âm 5, đều là những hợp âm ít dùng thuộc nhóm át. Khi dùng phải có điều kiện nhất định.

Hợp âm ba trên các bậc III và VII, hợp âm át (D)

Cách dùng

Hợp âm DVII6

Là hợp âm ba giảm trên bậc VII thường phải dùng đảo 1 là DVII6, và hay tăng đội âm 3 (đôi khi âm 5), cấm tăng âm 1 (vì là âm dẫn – hút về chủ). DVII, thường gắn liền với vòng giai điệu, gồm các bậc: VI – VII – I và được phối bằng các hợp âm S – DVII6 – T cho mỗi bậc.

VI S I

S DVII6 T

Trong tiến hành bè, đảm bảo nguyên tắc chung:

+ Âm chung đứng yên

+ Các bè khác bình ổn.

Hợp âm DVII6

Hợp âm DTIII

Là hợp âm ba trên bậc III. Ở điệu trưởng là hợp âm ba thứ. Trong điệu thứ tự nhiên là hợp âm ba trưởng. Còn trong điệu thứ hoà âm là hợp âm ba tăng, không được dùng hoặc dùng trong điều kiện cho phép. Vấn đề này sẽ được đề cập ở các cấp học cao hơn. DTIII thường tặng đôi âm 1 trong nối tiếp.

Do chức năng không rõ ràng, nên chỉ dùng khi gặp giai điệu đi xuống gồm các bậc I – VII – VI và được phối bằng các hợp âm T – DTIII – S cho mỗi bậc. Có thể thay T=TSV1 (áp dụng trong cơ cấu):

+ I-VII-VI

+T-DTIII – S

+ TSVI – DTIII – S

Luôn đảm bảo nguyên tắc chung trong tiến hành bè: 

+ Bình ổn

+ Giữ âm chung (nếu có).

Hợp âm DTIII

Hợp âm át có âm 6 –  D6

Kí hiệu số 6 nhỏ bên trên chữ cái chức năng, cũng là hợp âm ít dùng thuộc nhóm át.

Do tăng đôi âm 1 như D. Do có các âm như DTIII6, nên khi dùng phải hội đủ 2 điều kiện:

+ Dùng ở kết.

+ Âm 6 bao giờ cũng nằm ở bè giai điệu. Có thể dùng D, như đối với D, cả về tương quan chức năng cũng như nối tiếp (sẽ nói rõ trong bài D7).

Đảm bảo nguyên tắc chung trong tiến hành bè…

Hợp âm át có âm 6 -  D6

Phối thực hành giai điệu sau

Phối thực hành giai điệu sau

Khi phối, chú ý áp dụng các hợp âm ít dùng thuộc nhóm át cho màu sắc thêm phong phú.

Kết quả phối thực hành giai điệu trên

Áp dụng đặt công năng cho bài hát

Sự có mặt đầy đủ của các công năng trong điệu thức, giúp cho việc phối hòa âm thêm dễ dàng, thuận lợi và màu sắc phong phú hơn nhiều. Xem cách dùng công năng trong bài “Ơi cuộc sống mến thương” – tác giả Nguyễn Ngọc Thiện.

Áp dụng đặt công năng cho bài hát

Để giai điệu hóa bè trầm, hợp âm D64 , dùng tự do, rộng rãi hơn, không buộc phải thực hiện nguyên tắc chặt chẽ như trong bài tập kĩ năng.

Phân tích hòa âm đoạn nhạc

Phân tích hòa âm cho bài "Coup de Coeur"

Kết quả ghi trực tiếp trên bài cho thấy: các bậc I – VII – VI ở giai điệu, được phối bằng hợp âm ít dùng của nhóm át (DTIII).

Bài viết liên quan