Đối vị chuyển động chiều dọc trong hai bè là gì?

Đối vị chuyển động chiều dọc trong hai bè

Đối vị chuyển chỗ quãng tám Iv = 11, Iv = -18

So sánh quãng giữa nguyên thể và biến thể

So sánh quãng giữa nguyên thể và biến thể

Qua bảng so sánh quãng giữa nguyên thể và biến thể của Iv = -11 ta có những nhận xét sau: 

– Ở nguyên thể là đồng âm hoặc quãng tám khi sang biến thể sẽ thành quãng năm. 

– Quãng sáu (số 5)- bán thuận, sang biến thể sẽ thành quãng bảy nghịch. Vì vậy ở nguyên thể số 5 phải chuẩn bị ở dưới để khi sang biến thể thành số 6 chuẩn bị ở trên. Khi số 5 chuẩn bị ở dưới cũng phải giải quyết lướt để tránh giải quyết vào quãng nghịch. 

– Số 6 ở nguyên thể chuẩn bị ở trên cũng phải giải quyết lướt (trừ trường hợp nốt tự do nhảy đi). 

– Đặc biệt quãng bốn (số 3) ở Iv = – 11 được chuẩn bị cả trên lẫn dưới, nhưng quãng bốn kép (số 10) chỉ được chuẩn bị ở trên, vì sang biến thể nó thành quãng hai (số 1) là quãng chỉ được chuẩn bị ở dưới. 

Ví dụ 1: 

Ví dụ đối vị chuyển chỗ quãng tám Iv = 11, Iv = -18

Iv = -11 có nhiều màu sắc rất đẹp. Trong khi ở đối vị chuyển chỗ quãng tám (Iv = 17) điệu tính không đổi khi chỉ có một bè chuyển thì trong biến thể của Iv = -11 một bè ở điệu tính chủ một bè giống như ở nhóm át hoặc hạ át. 

Lưu ý khi viết đối vị chuyển chỗ quãng năm

Khi viết đối vị chuyển chỗ quãng năm cần chú ý phân đều các loại quãng để khi sang biến thể vẫn có một hiệu quả hòa hợp giữa hai bè. 

Ví dụ 2: 

Lưu ý khi viết đối vị chuyển chỗ quãng năm
Lưu ý khi viết đối vị chuyển chỗ quãng năm

Tóm lại ở Iv = -11 các quãng nghịch ở phách mạnh phải chuẩn bị là: 

Các quãng nghịch ở phách mạnh phải chuẩn bị theo sơ đồ

Khoảng cách rộng nhất giữa hai bè ở nguyên thể không được quá quãng năm qua một quãng tám. Trong khi Iv = -7, Iv = -14 hay được dùng ở phần trình bày của tác phẩm, Iv = -11 lại hay được dùng trong các đoạn nhạc nổi hoặc trong phần phát triển của tác phẩm và tính chất bất ổn định của nó. Ngoài Iv = -11 người ta còn dùng đổi vị chuyển chỗ quãng năm qua hai quãng tám: Iv = -18 

Đổi vị chuyển gần và chuyển xa quãng năm Iv = -4, Iv = 4

Đổi vị chuyển gần và chuyển xa quãng năm Iv = -4, Iv = 4

Nguyên thể của đối vị chuyển gần và chuyển xa quãng năm là gì?

Trong các khóa học nhạc cũng đã đề cập đến nguyên thể của đối vị chuyển gần quãng năm sẽ là biến thể của đổi vị chuyển xa quãng năm. Ngược lại biến thể của đối vị chuyển gần quãng năm sẽ là nguyên thể của đổi vị chuyển xa quãng năm. 

Đổi vị chuyển gần quãng năm Iv = – 4 

Trong đối vị chuyển gần nói chung vị trí của hai bè không đổi, nhưng khoảng cách giữa hai bè được thu hẹp lại một quãng đúng bằng số của Iv. Số Iv trong chuyển gần không những biểu thị khoảng cách di chuyển của hai bè ở biến thể mà còn chỉ khoảng cách nhỏ nhất giữa hai bè ở nguyên thể. 

Ví dụ 3:

Đổi vị chuyển gần quãng năm Iv = - 4 

Như vậy, khoảng cách hẹp nhất giữa hai bè trong đối vị chuyển gần quãng năm vừa đúng bằng quãng năm. 

So sánh nguyên thể và biến thể của đối vị chuyển gần quãng năm

So sánh nguyên thể và biến thể của đối vị chuyển gần quãng năm ta có nhận xét sau: 

– Quãng năm (quãng đơn và quãng kép) chuyển thành đồng âm và quãng tám. 

– Quãng tám sang biến thể chuyển thành quãng bốn (nghịch). Do đó, quãng tám (số 7) ở nguyên thể phải chuẩn bị như quãng nghịch. Do quãng bốn (số 3) được phép chuẩn bị và giải quyết ở bè trên hoặc bè dưới, nên số 7 cũng cần chuẩn bị và giải quyết ở bè trên hoặc bè dưới: 7.

– Quãng sáu (số 5) bán thuận khi sang biến thể thành quãng hai (số 1) nghịch. Do quãng hai chỉ được chuẩn bị ở bè dưới nên số 5 cũng chỉ được chuẩn bị ở dưới: 5. Đối với quãng sáu kép (số 12) khi sang biến thế thành quãng chín (số 8) vì vậy số 12 có thể chuẩn bị ở cả 2 bè: 12.

Ví dụ 4:

So sánh nguyên thể và biến thể của đối vị chuyển gần quãng năm

Như vậy ở đối vị chuyển gần quãng năm (Iv = -4) các quãng nghịch ở phách mạnh cần phải chuẩn bị là: 

Ở đối vị chuyển gần quãng năm ở phách mạnh cần phải chuẩn bị

Cần chú ý với các quãng nghịch đi liền nhau

Đối với các quãng nghịch đi liền nhau, khi giải quyết chú ý phải giải quyết theo hình thức nốt lướt hay thêu cho đúng nguyên tắc sử dụng các quãng nghịch ở phách yếu. 

Ví dụ 5: 

Cần chú ý với các quãng nghịch đi liền nhau

Trong thực tế người ta thường kết hợp đổi vị chuyển chỗ quãng năm với chuyển gần quãng năm để khi viết một nguyên thể sẽ được hai biến thể khác nhau. Muốn làm điều đó ta phải tuân theo một số điều kiện sau: 

– Các quãng nghịch ở phách mạnh sẽ chuẩn bị như khi viết cho nguyên thể của đối vị theo chuyển gần quãng năm, Iv = -4 vì ở đổi vị chuyển chỗ quãng năm (Iv= -1) cũng có các quãng nghịch phải chuẩn bị gần giống ở đối vị chuyển gần quãng năm. 

Kết hợp đổi vị chuyển chỗ quãng năm với chuyển gần quãng năm

– Khoảng cách xa nhất giữa hai bè ở nguyên thể là quãng năm qua một quãng tám (nếu là Iv = -11) hoặc quãng năm qua hai quãng tám (nếu là Iv = -18). 

– Khoảng cách gần nhất giữa hai bè ở nguyên thể là quãng năm. 

Ví dụ 6: 

Khoảng cách gần nhất giữa hai bè ở nguyên thể là quãng năm
Khoảng cách gần nhất giữa hai bè ở nguyên thể là quãng năm

Đối vị chuyển xa quãng năm Iv = -4

Ở đổi vị chuyển xa nói chung khoảng cách xa nhất và gần nhất giữa hai bè ở nguyên thể không bị hạn chế song không nên viết rộng quá. 

Khảo sát quãng nguyên thể và biến thể

Qua khảo sát quãng nguyên thể và biến thể ta nhận thấy: 

Quãng ba (số 2) là quãng thuận không hoàn toàn khi sang biến thể thành quãng bày (số 6) – nghịch. Do đó quãng 3 ở đối vị này phải chuẩn bị như quãng bảy, tức là chỉ được chuẩn bị ở bè trên: 2. 

Quãng năm (số 4) – thuận hoàn toàn – sang biến thể thành quãng chín (số 8). Vì vậy quãng năm ở nguyên thể phải chuẩn bị ở bè trên hoặc bè dưới như đối với quãng chín: 4. 

Tóm lại, ở đối vị chuyển xa – quãng năm (Iv = 4) các quãng nghịch ở phách mạnh được chuẩn bị như sau:

Khảo sát quãng nguyên thể và biến thể

Ví dụ 7: 

Đối vị chuyển xa quãng năm Iv = -4

Đối vị chuyển chỗ quãng ba Iv = -9, Iv = -16

Sơ đồ 14

Đối vị chuyển chỗ quãng ba Iv = -9, Iv = -16

So sánh quãng giữa nguyên thể và biến thể

Qua bảng so sánh quãng giữa nguyên thể và biến thể, ta thấy:

– Các quãng nghịch ở nguyên thể khi sang biến thể vận chuyển thành quãng nghịch.

– Các quãng thuận hoàn toàn ở nguyên thể sang biến thể đều thành các quãng bán thuận và ngược lại.

-Các quãng bán thuận thành quãng thuận hoàn toàn. Điều này gây nên nhiều khó khăn cho việc viết đối vị chuyển chỗ quãng ba (Iv = 9). 

Để tránh lỗi quãng năm và quãng tám song song, khi viết nguyên thể hai bè không được tiến hành cùng hướng hoặc song song. Hai lối tiến hành bè được sử dụng là: tiến hành chếch hướng và ngược hướng. Các quãng trong nguyên thể nên phân bổ cho đều để tránh hiệu quả xấu ở biến thể. 

Những lưu ý trong đối vị chuyển chỗ quãng ba

Quãng bốn (số 3) ở đối vị đơn giản được chuẩn bị ở trên hoặc dưới, nhưng ở biến thể của đối vị chuyển chỗ quãng ba (Iv = -9) nó trở thành quãng bảy (số 6). Theo nguyên tắc quãng bảy chỉ được chuẩn bị ở trên nên quãng bốn ở đây cũng chỉ được chuẩn bị ở dưới. 

Cũng như vậy, quãng chín (số 8) ở đối vị đơn giản được chuẩn bị ở trên hoặc dưới nhưng ở đây nó chuyển thành quãng hai (số 1). Vì quãng hai chỉ được chuẩn bị ở dưới nên quãng chín trong đối vị chuyển chỗ quãng ba chỉ được chuẩn bị ở trên. 

Ví dụ 8: 

Những lưu ý trong đối vị chuyển chỗ quãng ba

Tóm lại, trong đối vị chuyển chỗ quãng ba các quãng nghịch ở phách mạnh phải được chuẩn bị như sau: 

Đối vị chuyển chỗ quãng ba ở phách mạnh cầnchuẩn bị như sơ ddooff

Do sự thay đổi về tính chất của quãng như đã nói ở trên, Iv = -9 có tính không ổn định về điệu tính cho nên cũng được dùng nhiều ở các đoạn nhạc nối và phần phát triển của tác phẩm. 

Ví dụ 9: 

 Iv = -9 có tính không ổn định về điệu tính

Ví dụ 10: 

 Iv = -9 có tính không ổn định về điệu tính

Chuyển gần và chuyển xa quãng ba Iv = 2, Iv = -2

Chuyển gần và chuyển xa quãng ba Iv = 2, Iv = -2

Khảo sát các quãng và đưa ra nhận xét

Khảo sát các quãng trên ta thấy: cũng như trong đổi vị chuyển chỗ quãng ba, trong đổi vị chuyển gần và chuyển xa quãng ba cũng có sự thay đổi từ các quãng thuận hoàn toàn thành bản thuận và ngược lại. Vì vậy, khi viết nguyên thể cho đối vị chuyển gần hoặc chuyển xa quãng ba, các bè không được tiến hành cùng hướng hay tiến hành song song. 

Riêng quãng sáu (số 5)- bán thuận- ở đây sang biến thể lại thành quãng nghịch nên phải chuẩn bị và giải quyết. 

Ở đối vị chuyển gần quãng ba (Iv = -2)

Ở đối vị chuyển gần quãng ba (Iv = -2) các quãng nghịch phải chuẩn bị là:

Đối vị chuyển gần quãng ba (Iv = -2)

Khoảng cách hẹp nhất giữa hai bè là quãng ba. Người ta hay kết hợp giữa chuyển gần quãng ba với chuyển chỗ quãng ba theo điều kiện: 

– Các quãng nghịch chuẩn bị giống như trong nguyên thể đối vị chuyển gần quãng ba. 

– Khoảng cách rộng nhất không được quá số của Iv chuyển chỗ, khoảng cách gần nhất bằng số của Iv chuyển gần. 

– Các bè không tiến hành song song hoặc cùng hướng. 

Ví dụ 11: 

Các bè không tiến hành song song hoặc cùng hướng

Trong đối vị chuyển xa quãng ba 

Trong đối vị chuyển xa quãng ba các quãng nghịch phải chuẩn bị là: 

Trong đối vị chuyển xa quãng ba các quãng nghịch cần chuẩn bị theo sơ đồ

Ví dụ 12: 

Đối vị chuyển xa quãng ba 

Đối vị chuyển động chiều dọc tổng hợp (IIV) 

Đối vị chuyển động chiều dọc tổng hợp là gì?

Trong âm nhạc người ta thường kết hợp hai hay ba loại Iv với nhau để khi viết một nguyên thể sẽ được nhiều biến thể khác nhau. 

Muốn vậy cần tổng hợp tất cả mọi nguyên tắc sử dụng các quãng nghịch ở phách mạnh của các Iv đó, chẳng hạn: 

Đối vị chuyển động chiều dọc tổng hợp (IIV) 

Nhận xét

Như vậy số trong Iv tổng hợp không được dùng ở phách mạnh vì không đạt đến ở cả ba Iv.

– Khoảng cách xa nhất giữa hai bè chỉ được bằng số Iv nhỏ nhất (ở đây là quãng tám). 

– Các bè không được tiến hành cùng hướng hay song song.

Ví dụ 13 (của Yanheep): 

Ví dụ về đối vị chuyển động chiều dọc tổng hợp (IIV) 

Xem thêm:

Tải tài liệu học tập:

Bài viết liên quan