Nguồn gốc và quy ước của phức điệu theo lối viết nghiêm khắc

Vài nét tóm tắt về các giai đoạn và đặc điểm của phức điệu theo lối viết nghiêm khắc

Nguồn gốc của phức điệu theo lối viết nghiêm khắc

Âm nhạc phức điệu bắt nguồn từ thể loại âm nhạc nhiều bè xuất hiện ở một số nước châu Âu như Anh, Ý, Hà Lan, Pháp… từ thế kỷ thứ 13. Nó phát triển từ những bài dân ca nhiều bè, hợp xướng, nhạc đệm cho hát.. trong âm nhạc dân gian mà thành. Việc bắt nguồn từ âm nhạc dân gian chính là một nhân tố quyết định tính chất hiện thực trong nghệ thuật âm nhạc phức điệu, nhờ đó mà nó có một vai trò rất to lớn trong nền âm nhạc hiện thực nói chung. Từ thế kỷ XIV giáo hội đã sử dụng phức điệu dân gian vào âm nhạc chuyên nghiệp để mê hoặc con người nhằm phục vụ cho những mục đích phản dân chủ của họ. Sự lợi dụng của nhà thờ đã làm mất đi sự kết hợp đẹp đẻ, sinh động, có sức thu hút mạnh mẽ của âm nhạc dân gian, biến nó thành một thứ âm nhạc thoát ly thực tế. Giai đoạn này âm nhạc phức điệu được gọi là: phức điệu theo lối viết nghiêm khắc. Tên gọi đó bắt nguồn từ chỗ phức điệu thời kỳ này chủ yếu được viết cho thanh nhạc, cho các dàn hợp xướng có đệm và không có đệm của nhà thờ nhằm phục vụ những mục đích tín ngưỡng với nội dung ca ngợi các vị thánh, những triết lý cao siêu của nhà thờ, do đó phải tuân theo những quy tắc rất nghiêm ngặt trong kết cấu giai điệu cũng như trong sự kết hợp các giai điệu với nhau. Chẳng hạn, yêu cầu tránh các bước nhảy các quãng nghịch, nhảy cộng quá một quãng tám trong sự tiến hành giai điệu, việc cấm dùng tự do các quãng nghịch trong khi kết hợp các giai điệu… 

Nói chung, nền âm nhạc phức điệu nghiêm khắc chủ yếu do nhà thờ năm. Tuy nhiên, mặc dầu bị nhà thờ chi phối, rất nhiều tác phẩm vẫn giữ được mối liên hệ với âm nhạc dân gian phong phú, với nội dung sinh hoạt xã hội và tính chất trần tục. 

Âm nhạc phức điệu theo lối viết nghiêm khắc phát triển nhất vào thế kỷ XIV – XVI. Trong thời kỳ này nhiều trường phái âm nhạc khác nhau được hình thành, tiêu biểu là trường phái Ý, Pháp, Hà Lan. Trên bầu trời âm nhạc phức điệu nghiêm khắc xuất hiện những nhạc sĩ nổi tiếng như Palestrina, Orlando Lasso, Dufay, Joequin de Pre… những người mà tên tuổi và tác phẩm còn giữ mãi giá trị cho đến ngày nay.

Một số khái niệm chung

1 – Phức điệu (Polyphonie) 

Phức điệu (Polyphonie) là một kiểu trình bày âm nhạc nhiều bè, trong đó mỗi bè là một giai điệu phát triển tương đối độc lập. Sự kết hợp đồng thời các giai điệu tạo nên những chồng âm, song về cơ bản những chồng âm này khác với các chồng âm trong âm nhạc chủ điệu. Trong âm nhạc phức điệu, chồng âm được tạo thành do sự kết hợp từng cặp bè trên cơ sở đối vị. Các chồng âm trong cả một đoạn nhạc phức điệu liên hệ với nhau bằng sự phát triển của giai điệu từng bè. 

Trong âm nhạc chủ điệu (loại âm nhạc nhiều bè trong đó có một bè chính, còn các bè khác làm nhiệm vụ đệm hoặc phụ họa theo việc tái tạo các chồng âm lại được thực hiện theo nguyên tắc của hòa âm với mối liên hệ giữa các chồng âm trên cơ sở công năng. 

2- Đối vị (contrepoint)

Đối vị (contrepoint) là thuật ngữ chỉ kỹ thuật kết hợp đồng thời các âm, các giai điệu theo lối phức điệu. 

3- Các dạng của phức điệu

 Âm nhạc phức điệu thường được chia là hai loại chính: phức điệu tương phản và phức điệu mô phỏng.

a/ Phức điệu tương phản: Là dạng phức điệu dựa trên cơ sở kết hợp và phát triển một số giai điệu có đường nét khác nhau. 

Ví dụ: O. Lasso Bài hát “Bạn gái tôi có dài mất tuyệt trần”.

Phức điệu tương phản

b/ Phức điệu mô phỏng: Là dạng phức điệu dựa trên sự nhắc lại ở các bè khác nhau cùng một giai điệu hoặc chủ đề.

Ví dụ: Pallestring. Madrigan “Từng có những ngọn đồi mùa thu”.

Phức điệu mô phỏng

Ngoài hai loại phức điệu nói trên, một kiểu trình bày âm nhạc nhiều bè khác có khi cũng được xem là một dạng của phức điệu; đó là âm nhạc nhiều bè kiểu bè tòng. Phức điệu bè tòng là sự kết hợp đồng thời những biến thể khác nhau của cùng một giai điệu. 

Ví dụ: Dân ca Nga.

Phức điệu bè tòng

Một số quy ước

1- Đổi vị chuyển động của lối viết nghiêm khắc

Trong nhiều thế kỷ trước, lý thuyết về đối vị phức tạp (trong đó có cả đối vị chuyển động chiều dọc) còn chưa hoàn chỉnh, rất phức tạp và khó tiếp thu. Cho đến năm 1909 nhạc sĩ và là nhà nghiên cứu âm nhạc người Nga S.I.Tanêép (1856-1915) công bố công trình “Đổi vị chuyển động của lối viết nghiêm khắc” khiến cho lý thuyết nói trên mang tính khoa học cao, dễ hiểu và hoàn chỉnh. Từ đó cho đến nay rất nhiều sách giáo khoa phức điệu đã dựa trên lý thuyết của ông để trình bày các quy luật của đối vị phức tạp. 

Một trong những vấn đề mà Tanêép đặt ra là làm sao để cộng hay trừ các quãng sẽ cho một kết quả phù hợp với thực tế. Thí dụ, khi cộng quãng năm với quãng bốn theo phép tính đại số sẽ được quảng chín, nhưng trên thực tế việc cộng các quãng nói trên lại cho quãng tám. 

Ví dụ:

Cộng quãng 5 và quãng 4

quãng 5 + quãng 4 = quãng 8 

Để tránh tình trạng không ăn khớp nói trên, Tanêép đưa ra một hệ thống ký hiệu bằng số cho phép ta cộng hoặc trừ các quãng có được kết quả khớp với quãng thực tế. Ký hiệu số cho các quãng trong hệ thống này không phải là số bậc chứa trong quãng mà là số lượng quảng hai chứa trong đó.

Đồng âm Ký hiệu số 0
Quãng haisố 1
Quãng basố 2
Quãng bốnsố 3
Quãng nămsố 4
Quãng sáusố 5
Quãng bảysố 6
Quãng támsố 7
Quãng chínsố 8…

Như vậy ký hiệu bằng số của các quãng bao giờ cũng nhỏ hơn tên quãng một số.

Ví dụ: số 4 (quãng năm} + số 9 (quãng bốn) = số 7 (quãng tám).

Quãng 5 cộng quãng 4

2- Ký hiệu các bè dùng cho số La mã 

Sơ đồ:

Ký hiệu các bè dùng cho số La Mã

Khi di chuyển nếu bề trên (I) đi xuống thì khoảng cách giữa hai bè hẹp lại do đó ký hiệu là dấu âm (-). Ngược lại nếu bè trên đi lên khoảng cách giữa hai bè rộng ra thì dùng ký hiệu là dấu dương (+). 

Ví dụ:

Ký hiệu bè trên (I) đi lên xuống

Nếu bè dưới (bè II) chuyển lên, khoảng cách giữa hai bè hẹp lại ta dùng ký hiệu dấu âm (-). Nếu bè dưới chuyển xuống, khoảng cách giữa hai bè rộng ra thì dùng ký hiệu là dấu dương (+). 

Ví dụ:

Ký hiệu bè dưới (bè II) chuyển lên xuống

Đọc thêm:

Tải tài liệu học nhạc (PDF): https://nottram.edu.vn/portfolios/tai-lieu/

Tham khảo các khóa học: https://nottram.edu.vn/khoa-hoc/

Bài viết liên quan