Giai điệu của phức điệu theo lối viết nghiêm khắc

Giai điệu của phức điệu theo lối viết nghiêm khắc được viết như thế nào?

Các tác phẩm phức điệu nghiêm khắc phần lớn được viết cho dàn hợp xướng. Nội dung thường dùng để ca ngợi các vị thánh, những triết lý đạo đức của tôn giáo, vì vậy giai điệu của phức điệu theo lối viết nghiêm khắc thường mang tính chất khái quát, ít có cá tính. Là tác phẩm thanh nhạc, giai điệu của nó bị phụ thuộc vào giọng người nên phải tuân theo một số quy định khá nghiêm ngặt. 

1. Về điệu thức 

Phần lớn giai điệu phức điệu nghiêm khắc là viết tiếp các điệu thức diatonic cổ như Phơ-ri-giêng Do-rieng, Mi-xô-li-dong… Đây là hệ thống các điệu thức tự nhiên, màu sắc trưởng thứ và cảm giác công năng không rõ ràng. Bất cứ nốt nào cũng có thể được dùng làm chủ âm và chỉ khi kết thúc điệu thức mới được xác định. 

Ví dụ:

Điệu thức của phức điệu nghiêm khắc

2. Về tiến hành cao độ 

Trong phức điệu theo lối viết nghiêm khắc tiến hành giai điệu càng liền bậc càng tốt. Quãng ba trong phức điệu đã được xem là bước nhảy. 

Phức điệu của cung Cromatic không được sử dụng. Có thể sử dụng biến âm nhưng khoảng cách giữa âm nguyên và âm biến phải ở xa nhau. 

Ví dụ:

a) Nên:

Nên tiến hành cao độ như trên

b) Không nên: 

Không nên tiến hành cao độ như trên

Trong giai điệu nên xen kẽ những bước đi liền bậc với những bước nhảy. Không được dùng những bước nhảy ở quảng nghịch (quãng bảy, quãng tăng, giảm) và bước nhảy rộng quá một quãng tám. Với những bước nhảy ở quãng thuận, sau bước nhảy phải có phản hồi. Bước phản hồi có thể tiến hành liền bậc ngược hướng hay nhảy ngược hướng. Tránh hai bước nhảy liên tiếp cùng hướng. 

Ví dụ:

a) Được:

Bước đi liền bậc với những bước nhảy nên được thực hiện như trên

b) Không nên: 

Bước đi liền bậc với những bước nhảy không nên thực hiện như trên

c) Không nên: 

Bước đi liền bậc với những bước nhảy không nên thực hiện như trên

Riêng đối với quãng ba cung (quãng bốn tăng không những các bước nhảy quãng ba cung bị cấm, mà những bước đi mang âm hưởng quãng ba cung cũng không nên dùng. 

Ví dụ:

Không nên dùng quãng ba cung như giai điệu sau

Giai điệu thường tiến hành lượn sóng, không sử dụng nhắc đi nhắc lại một nốt nhiều lần. 

Ví dụ: Không nên:

Không nên tiến hành lượn sóng như giai điệu sau

Tránh những tiến hành giai điệu mang tính chất mô tiến. 

Ví dụ:

Tránh những tiến hành giai điệu mang tính chất mô tiến

Trong giai điệu không nên dùng nhiều dấu nghỉ. 

Ví dụ:

Trong giai điệu không nên dùng nhiều dấu nghỉ

3. Về tiết tấu

Tiết tấu thường được viết ở tốc độ chậm và sử dụng những nhịp lớn như nhịp 4/2, 3/2, 2/2. Đơn vị tiết tấu nhỏ nhất thường là nốt đen (♩).

Nốt móc đơn (♪), chỉ dùng dưới dạng nốt lướt, thêu mà thôi (những tiết tấu chùm ba hay nhịp phân ba rất hiếm dùng). 

Không dùng đảo phách, nghịch phách. 

Ví dụ: Không nên:

Không nên dùng đảo phách, nghịch phách

Tiết tấu không được thay đổi đột ngột, nhất là ở các phách mạnh. Muốn thay đổi từ âm có trường độ dài sang âm có trường độ ngắn hơn cần có sự chuẩn bị ở phách mạnh dưới dạng nốt lưu (chú ý: khi việc chuyển tiết tấu theo kiểu nơi trên được bắt đầu từ phách yếu thì không cần phải chuẩn bị).

Ví dụ:

Tiết tấu không được thay đổi đột ngột, nhất là ở các phách mạnh

Phức điệu tương phản

Sự đối tỉ giữa hai đơn điệu đồng thời xuất hiện là cơ sở cấu tạo hai bè phức điệu tương phản. Nếu sự kết hợp hai bè chỉ sử dụng một lần, người ta gọi đó là đối vị đơn giản. Nếu cũng hai bè đó lại được dùng lại một hay nhiều lần theo các phương thức khác, đó là đối vị phức tạp. 

Đối vị hai bè là đơn vị cơ bản nhất của phức điệu, nó như hợp âm ba trong hòa âm. 

Đối vị đơn giản hai bè

1- Một số nét chung

Như trên đã nói, sự đối tỉ giữa hai đơn điệu đồng thời xuất hiện là cơ sở để tạo nên hai bè phức điệu tương phản. Có nhiều phương pháp để tạo nên sự đối tỉ đó. Tiết tấu là yếu tố trọng và có hiệu quả nhất để hình thành sự đối tỉ. Vì vậy khi viết hai bè phức điệu, hai giai điệu (nhất là ở phách mạnh) cần có sự khác nhau về tiết tấu. Không nên để tiết tấu hai bè giống nhau kéo dài, bởi nó sẽ vi phạm nguyên tắc đối tỉ trong âm nhạc phức điệu. 

Trong đối vị hai bè có thể sử dụng tất cả các hướng đi của các bè. Tuy nhiên để tăng cường tính đối tỉ người ta thường dùng cách đi ngược hướng hay chếch hướng. Tiến hành song song hay cùng hướng nên hạn chế. 

Ví dụ:

Đối vị hai bè có thể sử dụng tất cả các hướng đi của các bè

Trong sự kết hợp phức điệu, đặc biệt là phức điệu nghiêm khắc mặc dầu sự đối tỉ có mạnh mẽ đến đâu vẫn thường có một tính chất thống nhất cao độ. Trong âm nhạc phức điệu nghiêm khắc thường chỉ bao gồm một hình tượng âm nhạc chứ không phải là sự kết hợp đồng thời nhiều hình tượng. Vì vậy, về mặt diễn đạt tình cảm rất thống nhất. 

2- Cách sử dụng các quãng thuận

Trong phức điệu nghiêm khắc người ta sử dụng các quãng thuận là chủ yếu. Có hai loại quãng thuận: 

Thuận hoàn toàn (quãng đồng âm, quãng năm đúng và quãng tám đúng) và thuận không hoàn toàn (quãng ba trưởng và thứ quãng sáu trưởng và thứ). 

a) Các quãng thuận không hoàn toàn chẳng những tạo cho người ta một ấn tượng yên tĩnh, thăng bằng mà còn gây ấn tượng vận động, phát triển. Những quãng thuận không hoàn toàn làm cho các bè kết hợp với nhau hài hòa mà sự phân biệt giữa các bè vẫn được duy trì. Do những ưu điểm như vậy nên trong phức điệu nghiêm khắc quãng thuận không hoàn toàn được sử dụng nhiều nhất. Các quãng này có thể đi cùng hướng, chếch hướng, ngược hướng, thậm chí tiến hành song song. 

Ví dụ:

Các quãng thuận không hoàng toàn

b) Việc sử dụng các quảng thuận hoàn toàn bị hạn chế nhiều vì: 

+ Quãng thuận hoàn toàn (nhất là đồng âm) khi để ở phách mạnh, kể cả ở phách tương đối mạnh của nhịp, sẽ tạo cho người nghe một cảm giác yên tỉnh, ngưng đọng. 

+ Quảng thuận hoàn toàn làm cho hai bè phối hợp với nhau một cách thống nhất, xóa nhòa sự đối tỉ giữa hai bè. Điều này mâu thuẫn với đặc tính của âm nhạc phức điệu, do đó không được phép sử dụng nhiều quãng thuận hoàn toàn liền nhau. 

+ Quãng thuận hoàn toàn, chủ yếu sử dụng ở chỗ mở đầu và chỗ kết. Trong giai điệu nên để quãng thuận hoàn toàn ở phách yếu và xen kẽ chúng với các quãng bán thuận và quãng nghịch. 

+ Đối với các quãng thuận hoàn toàn tiến hành song song bị cấm. Tiến hành cùng hướng nên hạn chế. Tốt nhất là nên sử dụng chúng với lối tiến hành ngược hướng và chếch hướng. 

Ví dụ:

Quãng thuận hoàn toàn

3- Cách sử dụng các quãng nghịch 

Trong phức điệu nghiêm khắc, các quãng nghịch bao gồm: quãng hai, quãng bảy, các quãng tăng, giảm và cả quãng bốn đúng. Quãng bốn chỉ là thuận khi nó được chồng lên một quãng khác. 

Trái ngược với các quãng thuận, các quãng nghịch làm cho hai hè không có tính thống nhất tự nhiên về mặt hòa thanh. Vì vậy trong phức điệu nghiêm khắc chúng không được coi là những quãng sử dụng độc lập mà phải phụ thuộc vào quãng thuận. Trước và sau quãng nghịch phải là quãng thuận. Không được sử dụng hai quãng nghịch đi liền nhau.

a/ Sử dụng quãng nghịch ở phách mạnh: 

Ở phách mạnh quãng nghịch được sử dụng chủ yếu dưới dạng nốt lưu: Nguyên tắc nốt lưu ở phức điệu nghiêm khắc là phải có chuẩn bị và có giải quyết đi xuống liền bậc. 

Ví dụ:

Sử dụng quãng nghịch ở phách mạnh

Quãng nghịch bao giờ cũng phải đứng giữa hai quãng thuận. Tiết tấu của nốt chuẩn bị bao giờ cũng phải dài hơn hoặc bằng nốt lưu và không được dùng nốt đen. 

Quãng nghịch dùng làm nốt lưu ở phách mạnh được chia làm hai loại: 

Quãng nghịch có nốt nghịch cố định, gồm quãng hai và quãng bảy; Quãng nghịch có nốt nghịch không cố định gồm quãng bốn, quãng chín. 

+ Quãng hai (số 1) 

Nốt nghịch bao giờ cũng ở bè dưới và nốt tự do ở bè trên. (Ký hiệu của nốt nghịch phải chuẩn bị là con số biểu thị quãng kèm với một vạch ngắn đặt ở trên hoặc dưới con số).

Ví dụ:

Nốt nghịch bao giờ cũng ở bè dưới và nốt tự do ở bè trên

+ Quãng bảy (số 6) 

Nốt nghịch bao giờ cũng ở bè trên và nốt tự do ở bè dưới. 

Ví dụ:

Nốt nghịch bao giờ cũng ở bè trên và nốt tự do ở bè dưới

+ Quãng bốn (Số 3) 

Nốt nghịch có thể ở bè trên hoặc ở bè dưới, tuy nhiên để ở bè trên tốt hơn vì khi giải quyết nó sẽ đi vào quãng thuận không hoàn toàn, tốt hơn trường hợp để nốt nghịch ở bè dưới khi giải quyết sẽ chuyển vào quãng thuận hoàn toàn.

Ví dụ:

Nốt nghịch có thể ở bè trên hoặc ở bè dưới

+ Quãng chín (Số 8) 

Cũng giống trường hợp của quãng bốn nốt nghịch của quãng chín có thể để ở bè nào cũng được. Tuy nhiên, với quãng chín nốt nghịch để ở bè dưới tốt hơn vì khi giải quyết nó chuyển vào quãng bán thuận. 

Ví dụ:

Quãng chín nốt nghịch nên để ở bè dưới tốt hơn

Tóm lại, các quãng nghịch ở phách mạnh trong đối vị đơn giản phải được chuẩn bị như: 

Sơ đồ 2 

Quãng nghịch ở phách mạnh được sắp xếp như sơ đồ 2

b/  Sử dụng quãng nghịch ở phách yếu 

Ở phách yếu các quãng nghịch được sử dụng dưới dạng các nốt, thêu, lướt, thoát, sớm. Và cơ bản cách sử dụng nốt này tương tự như ở hòa âm. Riêng nốt thoát, trong phức điệu nghiêm khắc nó giống với nốt thêu dưới được giải quyết xuống một quãng ba. 

+ Sử dụng dưới dạng nốt lướt

Ví dụ:

Sử dụng dưới dạng nốt lướt

Sử dụng với dạng nốt thêu. (Trong nghiêm khắc thường dùng thêu ở dưới): 

Ví dụ:

Sử dụng với dạng nốt thêu

+ Sử dụng với dạng nốt sớm: 

Ví dụ:

Sử dụng với dạng nốt sớm

+ Sử dụng với dạng nốt thoát: 

Ví dụ:

Sử dụng với dạng nốt thoát

Ví dụ mẫu (29):

Sử dụng với dạng nốt thoát

Chú ý: Để tiết tấu của các giai điệu được phong phú, có thể sử dụng hai kiểu giải quyết đặc biệt của nốt lưu: 

+ Trong khi nốt nghịch được giải quyết, nốt tự do có thể nhảy sang nốt khác để tạo một quãng thuận với nốt giải quyết. 

Ví dụ:

Nốt tự do có thể nhảy sang nốt khác

Trước khi giải quyết đi xuống liền bậc nốt nghịch cũng có thể nhảy miễn sao tạo được với nốt tự do một quãng thuận: 

Ví dụ:

Nốt nghịch cũng có thể nhảy

Đọc thêm:

Tải tài liệu học nhạc: https://nottram.edu.vn/portfolios/tai-lieu/

Bài viết liên quan