Trong tác phẩm âm nhạc, hợp âm ba có thể trình bày dưới hình thức gốc hay đảo. Các hợp âm đảo 1 (HÂ6) và đảo 2 (HÂ64) cũng là những hợp âm được dùng nhiều như hợp âm ba gốc.
Trong nối tiếp hợp âm, thường các bà phải tiến hành bình ổn. Gặp bước nhảy, phải tuân thủ các nguyên tắc được phép. Vì vậy, việc sử dụng các hợp âm đảo giúp giải quyết tốt bước nhảy, tiến hành bé được thuận lợi, lưu loát. Ngoài ý nghĩa kĩ thuật, hợp âm đảo còn là cách để giai điệu hoá bè trầm với các bước đi bình ổn, “thoát” khỏi các bước nhảy chức năng, mang đến sự linh hoạt cho sức biểu hiện của bè trầm.
Kết là vòng hoà âm có cơ cấu riêng biệt để kết thúc một ý nhạc tương đối hoàn chỉnh… và kết đặc biệt quan trọng trong việc phân cầu để phối bè.
- Xem thêm: Hợp âm ba phụ là gì? Cách sử dụng?
- Đăng ký học thử miễn phí các lớp nhạc lý hòa âm: https://nottram.edu.vn/khoa-hoc/
Mục tiêu kiến thức
Phần này giúp người học hiểu rõ và ứng dụng được các loại hợp âm đảo trong phối bè và phân biệt một số hình thức kết chủ yếu qua các mục:
– Cách nối tiếp hợp âm ba chính đảo 1.
– Cách nối tiếp hợp âm ba chính đảo 2.
– Một số hình thức kết chủ yếu.
– Hợp âm K64 trong kết và cách nối tiếp.
Hợp âm sáu của hợp âm ba chính T – SA – Da
Đặc điểm cấu trúc
Hợp âm sáu (HÂ6) là hợp âm ba (HÂ3) đảo lần thứ nhất. Có âm 3 nằm ở bè trầm.
Kí hiệu: T6 – S6 – D6
HÂ6 thường tăng đôi âm 1 hoặc 5. Có thể tăng âm 3 khi đứng trước nó là HÂ3 cùng công năng như: T – T6: S – S6 Riêng D – D6 không tăng âm 3 do âm bậc VII luôn bị hút về bậc I.
HÂ6 cũng thay đổi vị trí âm, khi nhắc lại như HÂ3. Và khi HÂ3 đứng cạnh HÂ6 thì cũng xem đây là một sự thay đổi vị trí âm.
Cách dùng hợp âm sáu
Khi giai điệu bình ổn
Có thể phối HÂ3 + HÂ6 (hoặc ngược lại), với điệu hóa bè trầm.
– Với tương quan quãng 4, 5: nối tiếp theo lối hoà âm. Các bè bình ổn, âm chung đứng yên.
– Còn tương quan quãng 2: S – D6 hoặc S6 – D: nối tiếp theo lối giai điệu: Một bè ngược hướng ba bè kia bình ổn. Bè trầm tránh quãng 4 tăng (q4+) mà đi quãng 5 giảm (q5-).
Khi giai điệu có bước nhảy
* Bước nhảy của âm 1 và âm 5: Khi có âm 1 hoặc âm 5 của hợp âm này tiến vào âm 1 hoặc âm 5 của hợp âm kia mà phối bằng các HÂ3 chính gốc, sẽ mắc các lỗi quãng 5 và quãng 8 song song. Vì thế, một trong hai hợp âm phải dùng hình thức đảo.
Khi giai điệu nhảy lên: phải dùng HÂ3 + HÂ6 để tránh lỗi quãng 5 ẩn và quãng 8 ẩn – (Về các lối quãng 5, quãng 8 sẽ nói sau).
Khi giai điệu nhảy xuống: có thể dùng cả hai trường hợp HÂ3 + HÂ6 hoặc HÂ6 + HÂ3.
* Các bước nhảy hỗn hợp: âm 1 nhảy vào âm 3, âm 5 nhảy vào âm 3 tạo quãng 6, quãng 5 giảm, đôi khi quãng 7… cũng dùng HÂ3 + HÂ6 (trừ bước nhảy âm 3 vào âm 3).
Cách tiến hành bè chung: Bình ổn, giữ âm chung (nếu có)
* Các lỗi quảng 5 và quãng 8 khi có bước nhảy: đây là những lỗi phải tránh trong nối tiếp hoà âm (vì chúng đem lại âm hưởng rỗng).
– Lỗi quãng 5 và 8 song song: xảy ra ở mọi cặp bè, dù cùng hướng hay ngược hướng đều phải tránh. Lỗi này do cách tiến hành bè sai nguyên tắc hoặc không dự tính đến các bước nhảy.
– Lỗi quãng 5 và 8 ẩn: xảy ra ở cặp bè ngoài cùng – bè nẹp. Lỗi này do bè giai điệu nhảy lên, bè trầm lại tiến theo bước nhảy tới quãng 5 hoặc quãng 8.
Phối thực hành các giai điệu sau
Cách phối khi giai điệu bình ổn
Sau khi xem xét giai điệu, ta thấy ngoài các HÂ3 chính nguyên vị, có thể dùng các HÂ6 để bè trầm có bước đi bình ổn mang tính giai điệu.
Cách phối khi giai điệu có bước nhảy
Trong khi phối bè, chú ý: xem bước nhảy nào là nhắc lại hợp âm và bước nhảy nào phải dùng HA3 + HA6 hay ngược lại.
Áp dụng đặt công năng cho bài hát
Ngoài các HÂ3 gốc T – S – D cũng nên áp dụng các HÂ6 cho bè trầm thêm linh hoạt, phong phú như trong bài hát sau:
Phân tích hoà âm
Kết quả phân tích: đã ghi trực tiếp trên đoạn nhạc.
Chú ý: Trong khi phân tích các bài tập, gặp hợp âm chưa học đến, chưa biết kí hiệu, chỉ cần nhận ra đó là hợp âm gốc hay đảo và ghi HÂ3, HÂ6 là được.
Cách nối tiếp các hợp âm sáu (HÂ6)
Khái niệm chung
Trong hoà âm, có thể nối tiếp hai HÂ3, một HÂ3 với HÂ6, hai HÂ6 và cũng có thể tới ba Hâ6 khác chức năng.
Cách nối tiếp các hợp âm sáu
Nối tiếp hai hợp âm sáu
– Trong tương quan quãng 4 – 5 (T6 ↔ S6; T6 ↔ D6): Thường dùng lối nối tiếp hoà âm. Nguyên tắc tiến hành bè:
+ Âm chung ở 2 bè (hoặc một bè).
+ Các bè còn lại bình ổn, hoặc nhảy ở bè trên cùng nhưng ngược hướng với bè trầm.
+ Bè trầm có bước nhảy từ âm 3 của hợp âm này sang âm 3 của hợp âm kia.
– Trong tương quan quãng 2 (S6 ↔ D6):
Nối tiếp theo lối giai điệu: thường một bè ngược hướng còn ba bè kia bình ổn.
S6 tăng âm l: D6 tăng âm 5 để tránh lỗi quãng 5, quãng 8 song song (//)
Nối tiếp ba hợp âm sáu
Có thể dùng các vòng hoà âm sau: S6 – T6 – D6; S6 – D6 – T6; D6 – T6 – S6; T6 – S6 – D6…
Chú ý: luôn đảm bảo nguyên tắc chung trong nối tiếp.
Trong điệu thứ
– Nối tiếp t6 – D6 bè trầm phải đi quãng bốn giảm (q4-), tránh quãng năm tăng (q5+), sau đó giải quyết ngược hướng.
– Khi có s6 – D6 ở bè trầm, thì phải tránh quãng 2 tăng (q2+), nên chuyển qua S6 (hợp âm ba trưởng – có nốt la bình) s6 – S6 – D6 hoặc có thể đi quãng 7 giảm sau đó là bước phản hồi.
Áp dụng bước nhảy ở bè giữa
Âm 1 vào âm 1: âm 5 vào âm 5 (khi HÂ3 + HÂ6 hoặc ngược lại)
– Giai điệu bình ổn, cho phép bước nhảy ở bè giữa: (âm 1 – âm 1; âm 5- âm 5).
– Giai điệu nhảy, được phép nhảy kép (ở 2 bè), nhưng âm 1 phải trên âm 5.
Phối thực hành giai điệu sau
Trước khi phối, nên xem xét kĩ giai điệu, đánh dấu các bước nhảy và lên phương án toàn bộ, sau đó mới triển khai phối bè. Có thể phối như sau:
Chú ý: Hợp âm sáu chỉ dùng trong cơ cấu hoặc có thể trong kết nửa.
Phân tích hoà âm
Hợp âm trong ngoặc sẽ học ở bài sau
Việc kết hợp HÂ3 với HÂ6 đã biến bè trầm thành một nét giai điệu đẹp, có bước tiến liền bậc, như kết quả phân tích.
Các hợp âm bốn thêu và lướt T64 – S64 – D64
Đặc điểm – Cấu trúc
– Hợp âm sáu bốn (HÂ64) là hợp âm ba đảo lần hai, có âm 5 ở bè trầm.
– Tăng đôi âm 5.
– Kí hiệu: T64 – S64 – D64.
Những hợp âm này thường xuất hiện ở phách yếu trong chuyển động liền bậc, nên còn gọi là Hợp âm 64 lướt và thêu.
Cách dùng hợp âm 64
T64 và D64 lướt
Các hợp âm này lướt giữa hợp âm gốc và đảo cùng chức năng.
– Vòng lướt gồm:
T – D64 – T64 hoặc T6 – D64 – T
S – T64 – S6 hoặc S6 – T64 – S
– Dấu hiệu lướt từ các bậc:
I ↔ III (D64).
IV ↔ VI (T64). Hoặc có giai điệu ngân dài.
– Cách tiến hành bè:
+ Hai bè lướt.
+ Một bè chung.
+ Một bè thêu.
Xem TD 77a
T64 và S64 thêu
Là Các hợp âm thêu giữa hai hợp âm ba cùng chức năng.
– Vòng thêu gồm: T – S64 – T; D – T64 – D
– Dấu hiệu thêu: Các âm trên, dưới giữa hai âm cùng cao độ; hoặc khi giai điệu hay bè trầm ngân dài.
– Tiến hành bè:
+ Hai bè thêu.
+ Hai bè đứng yên.
Chú ý: Riêng hợp âm S64 thường dùng để thêu ở kết (gọi là kết bổ sung).
Ứng dụng phối thực hành giai điệu
Ngoài các bước nhảy, các vòng lướt cũng nên đánh dấu riêng để dễ nhận ra trong khi phối bè.
Khi kết, có thể về T đủ hoặc T thiếu âm 5 (tăng 3 âm 1). Trường hợp này vẫn có thể áp dụng thêu (kết bổ sung) với bước đi quãng 3 ở bè giữa, sau đó về T đủ. Xem cách phối sau cho nhịp 7 và 8.
Phân tích hoà âm
Kết quả phân tích: khúc nhạc chú yếu sử dụng các HÂ3 và HÂ64 thêu: