Các hợp âm 7 phụ
Đặc điểm cấu trúc
Trong hệ thống điệu thức, mọi hợp âm ba đều có thể trở thành hợp âm bảy. Như vậy, ngoài các hợp âm bảy chính trên các bậc II, V, VÌ, thì còn những hợp âm bảy khác trên các bậc I, III, IV, VI. Và đây là các hợp âm bảy phụ: T7, DTIII7, S7 và TSVI7.
So với các hợp âm bảy chính, hợp âm bảy phụ có phần nào không rõ ràng về chức năng, nên ít dùng và thường gặp trong mô tiến (mô tiến là sự chuyển dịch đi lên hay đi xuống nguyên hình của một nét nhạc nào đó).
Cách dùng các hợp âm bảy phụ
Trong mọi trường hợp các âm bảy (thuộc hợp âm bảy phụ) thường giống như những âm lướt hoặc là có chuẩn bị.
* Dùng trực tiếp như các hợp âm bảy chính: thường sử dụng dưới hình thức gốc hoặc là hợp âm 2.
– Giải quyết về hợp âm 3 thấp hơn 1 quãng 5 theo quan hệ D7 – T.
– Nếu kết hợp giữa các hợp âm bảy với nhau, thì theo quan hệ SII7 – D7
Trong tiến hành bè, luôn đảm bảo nguyên tắc chung:
+ Bình ổn
+ Giữ âm chung nếu có
+ Giải quyết các âm 7 (đi xuống liền bậc hoặc đứng yên)
* Dùng trong mô tiến: được sử dụng dưới mọi hình thức từ gốc đến các thể đảo. Có thể kết hợp một cách phong phú giữa các hợp âm bảy phụ, khi có chuyển động liền bậc trong các tổ mô tiến. Tiến hành bè theo nguyên tắc chung.
Phân tích hoà âm
Trong tác phẩm: hợp âm bảy phụ được dùng rộng rãi dưới hình thức mô tiến.
Hợp âm D9
Đặc điểm cấu trúc
– Hợp âm D9 xây dựng trên bậc V của điệu thức, gồm 5 âm. Kí hiệu: D9
– Trong điệu trưởng tự nhiên, D9 là hợp âm chín trưởng, gồm hợp âm D7+ quãng 3 trưởng (Q3T) ở trên.
– Trong điệu thứ và trưởng hoà âm, D9 là hợp âm chín thứ, gồm hợp âm D7+ quãng 3 thứ (Q3T) ở trên.
– Hợp âm D9 chỉ dùng thể gốc (không có đảo). Âm 1 và 9 luôn cách nhau quá quãng 8, thường bỏ âm 5 trong hoà âm bốn bè.
Cách dùng hợp âm D9
* Chuẩn bị:
– Thường bằng nhóm hạ át theo lối hoà âm, gồm S, SII, SII7, và các thể đảo của chúng. Trong nối tiếp luôn đảm bảo:
+ Bình ổn
+ Có một hoặc hai âm chung đứng yên. (TD 168a)
– Có thể chuẩn bị bằng các hợp âm T, K64, D, D7. Trong tiến hành bè. luôn giữ nguyên tắc chung. Riêng D7 – D9 thường: âm 5 và âm 7 (của D7) tiến vào âm 7 và âm 9 của D9 (TD 168b).
* Giải quyết cho D9
− D9 trực tiếp vào T. Tiến hành bè như sau:
+ Âm 7, 9 đi xuống liền bậc.
+ Âm 3 đi lên liền bậc.
+ Âm 1 vào âm 1 ở bè trầm. (TD 169a)
– D9 – D7 : Tiến hành bè theo lối sau:
+ Âm 9 vào âm 1 (của D7). Các bè khác đứng yên khi D7 thiếu.
+ Âm 9 và âm 7 đi vào âm 7 và âm 5 (của D7). Âm 3 đứng yên khi D7 đủ. (TD 169b)
Phối thực hành giai điệu sau
Trong hai bài phối có áp dụng hợp âm D9 và hợp âm bảy phụ. Riêng t7 dùng như trong điệu thứ tự nhiên (tham khảo thêm ở bài sau).
Phân tích hoà âm
Tham khảo hợp âm D9 trong TD 166.
Điệu thứ tự nhiên và vòng hòa âm PHRIGIEN
Đặc điểm cấu trúc
Sự khác nhau căn bản giữa điệu thứ hoà âm và điệu thứ tự nhiên là ở các hợp âm thuộc nhóm át (do bậc VII của điệu tính không nâng cao nửa cung).
Trong điệu thứ tự nhiên, các hợp âm ba chính là thứ, còn hợp âm ba phụ hầu hết là trưởng (trừ bậc II là giảm) và thường dùng ở những phần ngắn trong tác phẩm, chủ yếu gặp bước đi xuống liền nhau từ bậc I tới bậc V (ở giai điệu hay bè trầm).
Cách đi xuống với 4 âm như vậy, giống nhóm 4 âm của điệu thức cổ phrigien. Hoà âm phối cho giai điệu loại này trên điệu thứ tự nhiên, thì gọi là vòng hòa âm phrigien.
Cách dùng vòng hòa âm PHRIGIEN
Nhóm 4 âm ở bè giai điệu
Có thể phối bằng nhiều vòng hoà âm khác nhau. Chẳng hạn:
– 4 âm đi xuống ở mở bài dùng: t – dtII – s – D
– 4 âm đi xuống trong cơ cấu: ts VI – dtIII – s – D
– Cũng có thể phối bằng các hợp âm 6 song hành: t6 – dVII6 – s6 – D6
– Dùng hợp âm t7 (và thể đảo): t – t65 – s – D
Trong nối tiếp luôn đảm bảo nguyên tắc chung:
– Các bè luôn bình ổn
– Âm chung đứng yên (nếu có)
Nhóm 4 âm ở bè trầm
Khi phối, giai điệu nên đi ngược hướng với bè trầm, bằng các vòng hoà âm sau:
+t-dVII -s6-D
+t-d6-sII43 -D
+t-t2 -sII43-D
+t-t2 -s6-D
Đặc điểm của vòng hoà âm Phrigien
– Âm bậc VII phối bằng nhóm át tự nhiên (dtIII, d, dVII) hoặct7
Bậc VI phối bằng các hợp âm nhóm hạ át.
– Vòng hòa âm Phrigien thường kết ở D hòa âm. Cũng cần lưu ý, vòng hòa âm này có thể có những biến dạng như thiếu âm đầu, hoặc cách xa âm kết thúc. Tuy nhiên, với bậc V, bao giờ cũng phải dùng hợp âm át trưởng theo truyền thống cổ, để từ đây mọi nối tiếp lại theo điều thứ hòa âm.
Phối thực hành giai điệu sau
Nhóm 4 âm đi xuống trong giai điệu mở bài, sẽ áp dụng vòng hoà âm gồm các hợp âm: t-dtIII-s-D.
Áp dụng đặt công năng cho bài hát
Hợp âm trong điệu thứ tự nhiên dùng để phối cho bài hát Việt Nam cũng rất hợp lí, vì phần nào giống điệu thức 5 âm Việt Nam, như điệu La thứ tự nhiên với thang 5 âm a c d e g chẳng hạn. Xem cách đặt công năng cho bài hát sau.
Phân tích hòa âm
Các nốt khoanh tròn và công năng trong ô vuông là thuộc vòng hòa âm phrigien. Đây là một biến dạng do sự phát triển của giai điệu, nhưng có thể nhận ra bởi các âm cơ bản vẫn đi xuống liền nhau từ bậc I tới bậc V và sử dụng nhóm át tự nhiên cho âm bậc VII.