Đối vị chuyển động chiều ngang trong hai bè
Đối vị chuyển động chiều ngang trong hai bè là gì?
Bài viết được chia sẻ tham khảo từ Trung tâm âm nhạc Nốt Trầm, với các kiến thức chuyên sâu trong nghiên cứu âm nhạc cổ điển ứng dụng thực tế học nhạc nói dung và học đàn nói riêng. Dưới đây là nội dung trọng tâm: Đối vị chuyển động chiều ngang trong ai bè.
- Đọc thêm: Đối vị là gì?
Đối vị chuyển động chiều ngang trong ai bè là loại đối vị trong đó thời gian xuất phát của các bè trong biến thể có thể thay đổi so với nguyên thể. Độ cao của các bè khi sang biến thể không thay đổi so với nguyên thể.
Sự thay đổi về chiều ngang của các bè được tính bằng số nhịp. Chỉ số để đo đơn vị nhịp là (hai chỉ số chuyển đổi dần của Index horizontal là từ phách mạnh vận chuyển thành phách mạnh hoặc phách mạnh vừa của giai điệu không bị đảo lộn lên khi đã chuyển các bè, đối với các nhịp chẵn như: 4/2, 3/2, 6/2, 4/4…
Có thể chuyển chẵn nhịp hay lẻ nhịp, do đó Ih có thể là: Ih = 1, Ih= 1 Ih= 1/2… Nhưng với những nhịp lẻ như: 3/2,5/2, 3/4… thì phải chuyển chẳn nhịp, Ví dụ: Ih = 1, lh = -2, Ih = 3…
Ký hiệu chỉ hướng di chuyển các bè
Ký hiệu chỉ hướng di chuyển các bè là:
Ví dụ 1:
Trong cách viết đối vị chuyển động chiều ngang ta phải sử dụng bè canon giả còn phần đối vị chỉ dùng đối vị đơn giản mà thôi. Cụ thể cách viết như sau:
1/ Viết một đơn điệu hoàn chỉnh trước ( có thể là bè I hay bè II tùy âm vực mình chọn).
Ví dụ: Ta viết bè I
Ví dụ 2:
2/ Chép lại giai điệu này ở một dòng nhạc dưới hoặc trên với cùng cao độ và thời điểm xuất phát sớm hoặc chậm hơn giai điệu trên theo số nhịp đã định ở chỉ số Ih. Ta gọi bè này là bè I’ hay II’ (với Ví dụ trên sẽ là bè I’)
Ví dụ 3:
Bè I’ là bè canon giả, trên thực tế nó chỉ được chép lại theo hình thức canon và giữa bè I-I’ không có quan hệ gì về mặt đối vị.
3/ Viết bè II đối vị đơn giản với hai bè trên (I và I’). Như vậy khi viết bè II ta đã thực hiện cùng một lúc cả nguyên thể lẫn biến thể.
Ví dụ 4:
Kết quả khi tách ra ta sẽ được:
Ví dụ 5:
Muốn viết một nguyên thể cho nhiều biến thể, ta tiếp tục di chuyển bè I”, I’’’, theo các chỉ số Ih khác, sau đó cũng viết bè II đối vị đơn giản với các bè nói trên. Sau đó tách các cặp bè bè I + II, I’ + II, I” + II ta sẽ được nguyên thể và các biến thể chuyển động chiều ngang của nó.
Sơ đồ 23:
Đối vị chuyển động ngang dọc trong hai bè
Đối vị chuyển động ngang dọc trong hai bè là gì?
Đối vị chuyển động ngang dọc thực chất là một dạng đặc biệt của đối vị chuyển động chiều ngang. So với nguyên thể ở biến thể, hai bè vừa đổi chỗ cho nhau vừa thay đổi thời điểm xuất phát các bè.
Phương pháp viết của đối vị chuyển động ngang dọc
Phương pháp viết của đối vị chuyển động ngang dọc gần giống cách viết của đối vị chuyển động chiều ngang, nhưng có điểm khác là:
1- Ở đối vị chuyển động chiều ngang hai bè canon giả (I và I’ hay II và II’, có độ cao bằng nhau (gọi là canon đồng âm, còn ở đơn vị chuyển động ngang dọc hai bè canon cách nhau một quãng đúng bằng chỉ số Iv cho trước.
Vị trí xuất phát của các bè thì vẫn theo chỉ số Ih như trong đối vị chuyển động chiều ngang. Ví dụ: muốn viết cho đối vị chuyển động ngang dọc với chỉ số Ih = -1 và Iv = -9, sẽ có hai khả năng.
a/ Nếu viết bè I trước, vị trí của bè I’ sẽ như sau:
Ví dụ 6:
b/ Nếu viết bè II trước, vị trí của bè II’ sẽ là:
Ví dụ 7:
2- Ở đối vị chuyển động chiều ngang, ngoài hai bè canon giả, bè đối vị bao giờ cũng nằm ở ngoài (bè dưới – nếu viết bè I trước hoặc bè trên – nếu viết bè II trước):
Ở đối vị chuyển động ngang dọc, bè đối vị bao giờ cũng nằm ở giữa hai bè canon giả.
Với lối viết trên kết quả ta sẽ được:
Ví dụ 8: Viết nguyên thể và biến thể theo Ih = -1/2 và Iv = -11
Kết quả
Ví dụ 9:
Chú ý: chỉ số Iv ở đây chỉ để tính quãng chuyển cho bè canon giả, còn khi viết bè đối vị vẫn theo nguyên tắc của đối vị đơn giản.
Đối vị đảo ảnh trong hai bè
Đối vị đảo ảnh trong hai bè là gì?
Đối vị đảo ảnh là loại đối vị có đặc điểm là ở biến thể giai điệu thay đổi bằng phương pháp soi gương giai điệu nhưng quan hệ chiều dọc giữa nguyên thể và biến thể hoàn toàn không thay đổi.
Ở phức điệu nghiêm khắc, những giai điệu mang tính chất trưởng thường lấy bậc II làm trục đảo ảnh còn ở những giai điệu thứ thì thường lấy bậc IV. Như vậy hai điệu tính song song đều có chung một trục đảo ảnh.
- Nội dung trước: Giai điệu của phức điệu theo lối viết nghiêm khắc
Ví dụ: Giai điệu ở C-dur và a-moll trục đảo ảnh là âm rê.
Trong phức điệu nghiêm khắc, nốt nghịch chỉ được giải quyết đi xuống liền bậc. Với đối vị đảo ảnh, khi nốt nghịch giải quyết đi xuống liền bậc ở nguyên thể, sang biến thể sẽ thành nốt nghịch giải quyết đi lên. Vì vậy, để cả nguyên thể lẫn biến thể đều đúng, những nốt nghịch ở phách mạnh phải được giải quyết theo kiểu nốt lưu phức tạp, nghĩa là nốt nghịch giải quyết lên liền bậc sau đó đi xuống một quãng ba (tựa như nốt thoát trong hòa âm).
Ví dụ 10:
Các nối nghịch có chuẩn bị ở nguyên thể khi sang biến thể đều bị đảo ngược lại (3, 3, 8, 8)
Do đó trong đối vị đảo ảnh những quãng nghịch có nốt nghịch cố định như quãng hai (số 1) và quãng bảy (số 6) không được sử dụng ở phách mạnh vì ở biến thể chúng sẽ vi phạm những quy ước chung (1=>1, 6 => 6).
Riêng hai quãng có nốt nghịch không cố định là quãng bốn (số 3) và quãng chín (số 8) vẫn được sử dụng như bình thường.
Trong đối vị đảo ảnh chỉ cần viết theo đối vị đơn giản mà thôi.
Các cách chuyển sang biến thể đối với đối vị đảo ảnh trong hai bè
Có hai cách chuyển sang biến thể:
1- Chuyển hai bè trên hai trục cách nhau một quãng tám sau đó chuyển hai bè theo Iv = -14 cách làm này tuy chậm nhưng chủ động được âm vực.
Ví dụ 11:
Đảo ảnh hai giai điệu trên theo hai trục cách nhau một quãng tám (rê 1 và rê 2).
Ví dụ 12:
Sau đó chuyển hai bè vừa đảo ảnh theo Iv = -14 ta sẽ được biến thể của đối vị đảo ảnh:
Ví dụ 13:
2- Phương pháp chuyển thẳng cả hai bè trên cùng một trục cũng cho biến thể như trên (nhưng độ cao khác). Làm cách này có ưu điểm là đơn giản hơn cách trên nhưng không chủ động được âm vực.
Ví dụ: Chuyển cả hai bè của nguyên thể trên theo một trục nốt rê:
Ví dụ 14:
Đọc thêm: