Các hình thức đối vị phức tạp được hiểu như thế nào?
Đối vị phức tạp là gì?
Đối vị phức tạp là hình thức đối vị trong đó sự kết hợp đầu tiên của hai bè được sử dụng lại một hay nhiều lần theo những phương thức khác nhau. Đối vị phức tạp là một dạng của hình thức biến tấu. Sự kết hợp mới là biến tấu của sự kết hợp ban đầu. Nhờ những phương thức trình bày mới, chúng làm rõ hình tượng âm nhạc được diễn tả trong sự kết hợp đầu tiên. Sự kết hợp đầu tiên của hai đơn điệu gọi là kết hợp nguyên thể. Bất cứ một kết hợp mới nào của chúng cũng đều gọi là kết hợp biến thể.
Có tất cả 3 loại đối vị phức tạp:
- Đối vị chuyển động
- Đối vị đảo ảnh (còn gọi là đối vị phản gương)
- Đối vị tăng thêm quãng bán thuận (còn gọi là đối vị tăng đôi).
Đối vị chuyển động
Đối vị chuyển động được chia làm 3 loại khác nhau:
- Đối vị chuyển động chiều dọc
- Đối vị chuyển động chiều ngang
- Đối vị chuyển động ngang – dọc
Đối vị chuyển động chiều dọc
Đối vị chuyển động chiều dọc là loại đối vị khi sang biến thể giai điệu không thay đổi nhưng quan hệ chiều dọc giữa hai bè có thể rộng ra, hẹp lại hoặc hai bè đổi chỗ cho nhau.
Như vậy trong đối vị chuyển động chiều dọc có 3 hình thức: đối vị chuyển chỗ, đối vị chuyển xa và đối vị chuyển gần.
Trong ba hình thức này, hình thức chuyển chỗ là hay được sử dụng nhất.
Ký hiệu của nguyên thể và biến thể của đối vị chuyển động chiều dọc được ghi như sau:
Ví dụ 1:
Đối vị chuyển động chiều ngang
Đây là loại đối vị mà ở biến thể một bè xuất hiện chậm hơn hoặc nhanh hơn so với thời điểm xuất phát của nó ở nguyên thể. Trong đối vị chuyển động chiều ngang, giai điệu không thay đổi, quan hệ quãng giữa âm xuất phát của hai bé không đổi, nhưng do việc thay đổi thời điểm xuất phát giữa các bè nên quan hệ quãng giữa hai bè của nguyên thể và biến thể có khác nhau.
Ký hiệu ghi như sau:
Ví dụ 2 (Vẫn dùng nguyên thể ở ví dụ 1):
Đối vị chuyển động ngang dọc
Đối vị chuyển động ngang dọc là sự kết hợp giữa đổi vị chuyển động chiều dọc với đối vị chuyển động chiều ngang. Trong loại đổi vị này, ở biến thể hai bè vừa đổi chỗ cho nhau vừa thay đổi thời điểm xuất phát của các bè, mà vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc của đối vị.
Ví dụ 3 (Vẫn sử dụng nguyên thể ở Ví dụ số 1):
Đối vị đảo ảnh
Trong đối vị đảo ảnh giai điệu ở biến thể thay đổi bằng cách soi gương giai điệu. Hai bè đổi chỗ cho nhau nhưng quan hệ chiều dọc giữa hai bè không thay đổi.
Ví dụ 4:
Đối vị tăng thêm quãng bán thuận
Đối vị tăng thêm quãng bán thuận là loại đối vị mà ở biến thể một bè hay cả hai bè của nguyên thể được tăng cường thêm bằng một bè đi song song với nó. Kết quả là ở biến thể số lượng bè được tăng thêm. Khoảng cách giữa bè tăng cường và bè nguyên thể là một quãng bán thuận.
Ví dụ 5: (Vẫn sử dụng nguyên thể ở ví dụ 1):
Đối vị chuyển động chiều dọc trong hai bè
Ta hãy xem xét Ví dụ sau:
Ví dụ 6:
Nhận xét:
- Dòng nhạc đầu là nguyên thể. Hai dòng sau là biến thể của dòng nhạc đầu.
- Quãng giữa hai bè nguyên thể là: 5 4 3 2 5 4 0. Quãng giữa hại bè ở biến thể 1 khác với quãng ở nguyên thể nhưng lại giống hệt ở biển thể 2 là 2 3 4 5 2 3 7 chỉ khác nhau và điệu tính. Như vậy, khi di chuyển các bè người ta đã sử dụng một chỉ số nào đó để các quãng ở hai biến thể trên giống nhau. Nếu cộng các quãng ở nguyên thể với các quãng tương ứng ở biển thể, ta sẽ được một số không đổi:
Số 7 ở đây chính là chỉ số đo độ di chuyển của các bè trong Ví dụ trên. Người ta gọi chỉ số đó là thước đo chiều dọc và ký hiệu là Iv (Lấy hai chữ đầu của chữ La tin Index verticalis chỉ số chiều dọc).
Tóm lại Iv là tổng số quãng di chuyển chiều dọc của hai bè trong mỗi biến thể.
Trong đối vị chuyển chỗ và chuyển gần Iv bao giờ cũng là số âm (-).
Trong đối vị chuyển xa Iv bao giờ cũng là số dương (+)
Đổi vị chuyển chỗ quãng tám
Iv = – 7, Iv = – 14, Iv = – 21
Nếu trong đối vị chuyển động chiều dọc, đối vị chuyển chỗ hay được sử dụng thì trong đổi vị chuyển chỗ, đổi vị chuyển chỗ quãng tám (Iv = -7) hay được sử dụng hơn cả. Sở dĩ như vậy là bởi sự thay đổi chiều dọc trong đối vị chuyển chỗ quãng tám ít ảnh hưởng tới điệu tính của bài. Tính chất thuận, nghịch của các quãng trong nguyên thể và các quãng tương ứng trong biến thể hầu như không thay đổi, nghĩa là quãng thuận hoàn toàn khi chuyển vẫn là thuận hoàn toàn:
Đồng âm (số 0) => quãng tám (số 7)
Quãng tám => đồng âm
- Quãng bán thuận (thuận không hoàn toàn)khi chuyển vẫn là bán thuận:
Quãng ba (số 2) => quãng sáu (số 5)
Quãng sáu => quãng ba
- Quảng nghịch vẫn thành nghịch:
Quãng hai (số 1) => quãng bảy (số 6)
Quãng bảy => quãng hai
(Trừ 1 trường hợp là quãng năm thuận hoàn toàn khi sang biến thể thành quãng bốn nghịch và ngược lại). Chính vì lý do trên, đổi vị chuyển chỗ quãng tám tương đối dễ viết. Mặt khác, nếu một bè đứng nguyên một bè chuyển thì điệu tính giữa biến thể và nguyên thể không thay đổi. Bởi vậy đối vị chuyển chỗ quãng tám thường được sử dụng ở phần trình bày của các bài phức điệu.
Số 4 ở nguyên thể là thuận hoàn toàn, nhưng sang biến thể nó lại là số 9 nghịch. Vì vậy để đảm bảo cho nguyên thể và biến thể đều viết đúng nguyên tắc số 4 ở nguyên thể phải chuẩn bị và giải quyết. Vì số 3 được chuẩn bị ở trên hoặc dưới cho nến số 4 cũng có thể chuẩn bị ở trên hoặc dưới. Chú ý nếu số 4 chuẩn bị ở trên thì phải giải quyết lướt. (Nếu không sẽ giải quyết vào quãng nghịch).
Ví dụ 7:
Trong đối vị chuyển chỗ, khoảng cách rộng nhất giữa hai bè ở nguyên thể chỉ được bằng đúng số Iv. Nếu viết rộng hơn ở biến thể sẽ bị chéo bè.
Tóm lại, ở đối vị chuyển chỗ quãng tám các quãng nghịch phải chuẩn bị là:
Ví dụ 8:
Với đối vị chuyển chỗ hai quãng tám (Iv = -14) và chuyển chỗ ba quãng tám (Iv = -21) các quãng kép chuẩn bị đều giống ở Iv = -7.
Riêng đối với quãng chín (số 8) có điểm khác với đối vị đơn giản. Ở đối vị đơn giản số 8 được chuẩn bị 2 trên hoặc dưới, nhưng ở đối vị Iv = -11 khi sang biến thể số 8 trở thành số 6. Vì vậy số 8 ở đây chỉ được chuẩn bị ở dưới để khi đảo sẽ thành số 6 chuẩn bị ở trên.
Ví dụ 9:
Khi viết nguyên thể theo Iv = -7 ta có thể được cả biến thể của Iv = -14 và Iv = -21. Nguyên thể của Iv = -14 chỉ dùng được cho biến thể của Iv = -14 và Iv = -21. Tóm lại, trong cùng một loại đối vị chuyển chỗ, nguyên thể của Iv nhỏ sẽ được chuyển sang biến thể của Iv lớn hơn. Ngược lại nguyên thể của Iv lớn không chuyển được sang biến thể của Iv nhỏ.
Ví dụ 10:
Đổi vị chuyển gần và chuyển xa quãng tám
Iv = -7 và Iv = 7
Đổi vị chuyển gần và chuyển xa quãng tám được gặp rất nhiều trong các tác phẩm, nhất là ở phần III, phần “tái hiện” của các tác phẩm phức điệu. Cách viết các loại đổi vị này giống như đối vị đơn giản, vì các quãng ở nguyên thể và các quãng ở biến thể chỉ là sự khác nhau giữa các quãng đơn và các quãng kép mà thôi.
Ví dụ 11:
Chú ý: Về khoảng cách giữa hai bè trong đối vị chuyển động chiều dọc:
- Ở đổi vị chuyển chỗ, khoảng cách xa nhất giữa hai bè chỉ được bằng đúng số Iv.
- Ở đổi vị chuyển gần, khoảng cách gần nhất giữa hai bè là vừa bằng chỉ số Iv.
- Vượt qua những giới hạn nói trên, khi sang biến thế của đối vị chuyển chỗ và chuyển gần sẽ bị chéo bè.
- Ở chuyển xa; giới hạn gần nhất giữa hai bè là đồng âm.
Đọc thêm:
- Đối vị chuyển động chiều dọc trong hai bè là gì?
- Ý nghĩa các ký hiệu và thuật ngữ trong âm nhạc
- Đối vị chuyển động chiều ngang, dọc, đối vị đảo ảnh trong hai bè
- Giai điệu của phức điệu theo lối viết nghiêm khắc
Đăng ký học thử miễn phí: https://nottram.edu.vn/khoa-hoc/
Tải tài liệu học đàn: Tại đây