Hợp âm là gì? Phân tích hòa âm

Tìm hiểu hợp âm trong tác phẩm

Hợp âm trong tác phẩm có thể đơn thuần là những hợp âm “cột dọc”, chưa âm hình hoá cả thể gốc lẫn thể đảo.

Các hợp âm trong khúc nhạc

Trong khúc nhạc, các hợp âm được sử dụng như sau:

– Nhịp 1 và 3 là hợp âm 3 gốc: đồ mi b son. 

– Nhịp 2 là hợp âm 2: đô pha la b rê.

– Nhịp 4 là hợp âm 7 si p rê pha la b. 

Có tác phẩm lại sử dụng những hợp âm đã âm hình hoá để phù hợp với nội dung. Dạng này ta phải gom đủ nốt thuộc hợp âm, mới xác định được đó là loại hợp âm gì, thể gốc hay đảo?

Cách dựng sơ đồ hợp âm

Dựng thử sơ đồ của bài “Xòe hái rau” , bị chửa và “Xòe hái rau” chính cống mà so sánh

“Xòe hái rau” chính cống

Sơ đồ hợp âm

«Xòe hái rau » bị chữa

Sơ đồ hợp âm

Sơ đồ bài « Inh noọng ơi » còn đẹp hơn, bài « Xòe hái rau » :

Sơ đồ hợp âm

Trở lại vấn đề chấm câu, (cùng một vai trò quan trọng khác) ta phân tích thêm vài đoạn nhạc có lời để nhìn nhận dễ hơn.

Screenshot 2022 11 15 at 08.15.08

Vị trí giai điệu của hợp âm

Âm của hợp âm nằm ở bè trên cùng (Soprano), xác định vị trí giai điệu của hợp âm. Mỗi hợp âm ba, đều có thể sắp xếp với 3 vị trí giai điệu khác nhau: là âm 1, âm 3 hoặc âm 5 của hợp âm.

Vị trí giai điệu của hợp âm

Cách sắp xếp hợp âm 3

Hợp âm ba có thể xếp hẹp hay xếp rộng trong hoà âm bốn bè.

a. Xếp hẹp: là khi 3 bè trên chỉ cách nhau từ quãng 4 trở lại (tính từ

b. Xếp rộng: là khi 3 bè trên cách nhau từ quãng 5 tới tối đa là quãng 8

Trong khi xếp rộng hay hẹp, bè Bass và bè Tenor có thể cách nhau bất quãng nào từ đồng âm đến hai quãng 8.

Và dù xếp rộng hay hẹp đều không được để chéo bè, nghĩa là: bè thấp lạ trên bè cao (như Alto cao hơn Soprano hay Tenor cao hơn Alto chẳng hạn).

Cách sắp xếp hợp âm

Hệ thống chức năng hợp âm ba chính T – S – D

Chức năng của hợp âm trong điệu thức

Về phương diện hoà âm, điệu thức là hệ thống các hợp âm có quan 1 lẫn nhau và quy tụ lại bởi sức hút về hợp âm ba chủ. Trong hệ thống này mỗi hợp âm đều có vai trò riêng, thể hiện tính chất của chúng như căng thẳng – bất ổn định – dịu – ổn định… và còn gọi là tính chức năng của hợp âm trong điệu thức.

Hợp âm ba chính T, S, D

Hợp âm ba trên các bậc I, IV, V được gọi là các hợp âm ba chính, vì chúng phản ánh tính chất của điệu thức. Trong điệu trưởng tự nhiên, chúng là những hợp âm ba trưởng, còn trong điều thứ tự nhiên, chúng là những hợp âm ba thứ.

– Hợp âm ba trên bậc I gọi là hợp âm chủ, tính chất ổn định nhất, và là trung tâm của điệu thức.

Kí hiệu: T, t (Tonique).

– Hợp âm ba trên bậc V gọi là hợp âm át. Hợp âm trực tiếp hướng về chủ, phụ thuộc vào chủ do tính chất căng thẳng, không ổn định nhất.

Kí hiệu: D, d (Dominante).

– Hợp âm ba trên bậc IV gọi là hợp âm hạ át. Hợp âm này phụ thuộc vào hợp âm chủ thông qua hợp âm át, do tính chất căng thẳng, không ổn định đã giảm bớt.

Kí hiệu: S, s (Sous – dominante)

Chú ý: điệu thức thường dùng trong hoà âm cổ điển là trưởng tự nhiên và thứ hoà âm. Hợp âm ba chính trong điệu trưởng kí hiệu bằng chữ in hoa T – S – D và trong điệu thứ hoà âm kí hiệu chữ thường cho t và s riêng hợp âm át vẫn kí hiệu D in hoa (vì là hợp âm 3 trưởng).

Vòng hoà âm

Vòng hoà âm gồm hợp âm của cả ba chức năng gọi là vòng hoà âm đầy đủ. Trong vòng này, có sự hút dẫn mạnh mẽ từ các chức năng không ổn định về chủ, củng cố chủ:

T-S-D-T

Ngoài ra, cũng có những vòng hoà âm chỉ gồm hai chức năng như:

T-S; T-D; S-D; S-T; D-T.

Riêng hợp âm D không nối tiếp sang S, vì trái với quy luật hút dẫn trong điệu thức, gọi là ngược công năng. Như vậy, công thức nối tiếp hoà âm về cơ bản được biểu thị bằng sơ đồ đơn giản sau:

Vòng hòa âm

Hướng dẫn phân tích hòa âm

Phân tích hòa âm

Những lưu ý khi phân tích hòa âm

Để phân tích hoà âm trong tác phẩm, cần chú ý đến sự vận động, hướng phát triển của hoà âm nói chung. Cũng cần biết, mỗi hợp âm đều có mối quan hệ với các hợp âm đứng trước và sau nó trong tiến trình vận động chung ấy. 

Muốn xác định được các hợp âm một cách chính xác, nên xem xét nhiều mặt như: giai điệu, các âm ngoài hợp âm, các âm hình đệm, tốc độ của bản nhạc (hay khúc nhạc)… Tuy nhiên, thường sau mỗi phần lý thuyết là phần bài tập phân tích – chúng có một sự liên quan nhất định. Vì vậy, dù có những vấn đề về hoà âm mới xuất hiện cũng dễ nhận ra.

Đặc biệt, khi phân tích, nên chú ý tới các hợp âm đã âm hình hoá; các loại nhịp, nếu không sự quá chi tiết, sẽ làm rối chức năng hoà âm. Chẳng hạn, ở nhịp 2, hợp âm được tách rời giữa bề trầm và các âm khác trong đó, thì vẫn chỉ tính chức năng theo nốt trầm ở đầu phách… 

Chủ âm C

Hòa âm là một nghệ thuật không thể có sự chính xác và sát sao như toán học. Mọi nguyên lí và quy tắc chỉ chặt chẽ đối với các bài tập kĩ năng. Còn trong tác phẩm là cả một sự phong phú và đa dạng. Nên khi phân tích phải hết sức uyển chuyển, để có thể tìm ra quy luật chung, cũng như các hợp âm . vừa có sự chính xác lại vừa logic. Không nên lấy quy tắc làm bài tập để làm thước đo cho phần phân tích hòa âm trong tác phẩm. Điều này sẽ gây khó khăn và kết quả sẽ không chính xác.

Có một số âm hoặc hợp âm đặc biệt xuất hiện sớm, nhưng lại đề cập sau những phần lý thuyết kế tiếp sẽ được đóng khung vuông… hoặc để dấu hoa thị (*). Đó là những âm và hợp âm trước mắt tạm thời chưa cần phân tích.

Cách ghi chép sau khi phân tích hòa âm

Các kết quả sau khi phân tích nên ghi chép theo hệ thống sau:

– Vạch Số nhịp tương ứng với số nhịp của bài tập phân tích ra giấy và đánh số thứ tự cho mỗi ô.

– Ghi rõ giọng điệu (trường hoặc thứ) lên phía trên ô nhịp ở đầu bài phân tích.

– Ghi công năng và các thể đảo cụ thể của hợp âm.

– Nếu có yêu cầu chi tiết cần ghi (vắn tắt), thì giáo viên phải có chỉ dẫn cụ thể. Chẳng hạn, nêu cấu trúc của hợp âm; vị trí của giai điệu, cách sắp xếp; các vòng kết hay những nhận xét khác…

Hoặc một cách đơn giản, có thể ghi trực tiếp các kết quả vào bài tập phân tích.

Kết quả bài tập phân tích trên:

Công năng âm nhạc

Sau khi viết kết quả, có thể nhận xét: các chức năng cơ bản t – S – D – t . được sử dụng trong khúc nhạc giúp khẳng định điệu thức và củng cố âm chủ. Bốn nhịp đầu là vòng hoà âm t – S – D tựa như một câu hỏi, thì bốn nhịp cuối vòng hoà âm sử dụng D – t có thể xem như một lời đáp. Tính chất khẳng định, báo hiệu một sự kết thúc trọn vẹn bởi sức hút tự nhiên giữa các chức năng không ổn định về ổn định trong điệu thức. (Hợp âm SII 6 sẽ đề cập kĩ ở phần sau).

Bài viết liên quan